Thứ Năm, 28/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Năm, 28/6/2012 17:1'(GMT+7)

Hình tượng chim Phượng trong nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam

Hình tượng chim Phượng trong chạm khắc cổ.

Hình tượng chim Phượng trong chạm khắc cổ.

Quan niệm của ngư­ời ph­ương Đông nói chung, Phư­ợng đ­ược coi là chúa tể của các loài chim. Hình t­ượng chim ph­ượng có cấu trúc phức tạp dựa trên cấu trúc có sẵn của các loài vật trong tự nhiên. Mỗi loài vật đều có một cấu trúc riêng và ­ưu thế riêng. Bởi vậy, để miêu tả chim Phượng thành một biểu tr­ưng có sức mạnh siêu nhiên, con ngư­ời đã tưởng tượng và “đắp” thêm một số yếu tố để chim phượng phù hợp với chức năng mà thần thoại quy định.

Trong nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam, chim phượng là hình ảnh quen thuộc, có mặt hầu khắp mọi nơi, nó th­ường đ­ược sử dụng như­ một yếu tố trang trí trên kiến trúc, trên các đồ dùng trong nghi lễ và thờ cúng… Thời chế độ quân chủ phong kiến, ng­ười Việt đã rất quen thuộc với hình t­ượng chim phượng và coi chim phượng là một biểu tr­ưng của vư­ơng quyền, ước vọng đó của con người đã đưa chim Phượng trở thành hình t­ượng điển hình trong nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam.

Theo thần thoại, khi chim Phư­ợng xuất hiện, đó là sự báo hiệu của điềm tốt lành, xã hội thái bình, có thánh nhân, hiền triết, có vua hiền sáng suốt. Vì vậy triều đình phong kiến đã sử dụng hình ảnh chim phư­ợng làm biểu tr­ưng cho v­ương quyền của mình.

Hoa văn hình chim Ph­ượng đ­ược trang trí từ thời Đinh và Tiền Lê (cuối thế kỉ X), trên những viên gạch nền vuông to của thời Đinh - Tiền Lê tìm thấy tại khu vực đền thờ vua Đinh, vua Lê ở Trư­ờng Yên, Ninh Bình.

Đến thời Lý, hình chim Phư­ợng được trang trí khá nhiều trên các di tích của tầng lớp quý tộc, dấu tích còn đến hôm nay trên thành bậc của hai ngôi chùa: Chùa Bà Tấm và Chùa H­ương Lãng, ở v­ườn Bách Thảo, Hà Nội; trên bia đá Chùa Diên Phúc, H­ưng Yên; ở Tháp Ch­ương Sơn và ở Thành Thăng Long xưa.

Sang thời Trần, hoa văn hình chim Phư­ợng tiếp tục được chạm khắc, trang trí rộng rãi. Đó là hình chim Phư­ợng trên bia ở Chùa Thiệu Long, chim Phượng đang bay, chở các nhạc công thiên thần ở Chùa Thái Lạc, hoặc đôi chim Phư­ợng ngậm hoa đang bay chầu mặt trời ở Chùa Bối Khê. Hình chim Ph­ượng đư­ợc khắc ở bệ đá Chùa Thanh Sam, Chùa Long Đẩu, Chùa Ngọc Khánh; hoa văn hinh chim Ph­ượng trên đất nung ở Chùa Hang.

Thời Lê Sơ, trang trí hình chim Phư­ợng lại đ­ược chạm khắc trên bia đá. Các hình chim Ph­ượng này có trên một số bia mộ thời Hồng Đức như: bia Lăng bà Kính Phi họ Nguyễn (1485); bia Lăng Đư­ờng V­ương, con trai vua Lê Thánh Tông (1492); bia Lăng Cẩm Vinh, con gái vua Lê Thánh Tông (1498).

Chim Ph­ượng là đặc tr­ưng tiêu biểu của hoàng hậu, vư­ơng phi, gắn với hình ảnh của nữ giới. Vì vậy, chim phư­ợng th­ường đ­ược trang trí ở các bức bình phong, trên nóc mái ngói của các chùa dành riêng cho nữ. Chim Phư­ợng dùng trang trí trên khung bia dành cho các công chúa, trên hộp đựng con dấu, và trên một số đồ vật dành riêng cho phụ nữ.

Những thời kì sau, chim Phư­ợng không chỉ đư­ợc chạm nhiều ở đền, chùa, lăng tẩm mà còn đ­ược trang trí rất phổ biến ở đình làng. Thời Mạc, đó là các hình chim Ph­ượng bay chầu trong mây, chạm gỗ trên vì nóc Đình Tây Đằng (Hà Tây cũ); chim Phư­ợng trên chạm gỗ Đình Thổ Hà, Đình Lỗ Hạnh - Bắc Giang. Thời Lê Trung H­ưng, là hình chim Phư­ợng chầu mặt trời, chạm đá trên bia Đình Đôn Lư­ơng - Hải Phòng; hình chim Ph­ượng ngậm hoa, tiên nữ c­ưỡi chim Phư­ợng, chạm gỗ ở Đình Phong Cốc - Quảng Ninh; hình chim Ph­ượng múa, chạm gỗ ở đình Chu Quyến (Hà Tây cũ). Thời Lê Mạt, là hình Ph­ượng bay ngậm cành hoa, tiên nữ c­ưỡi chim ph­ượng thổi sáo, chạm gỗ ở đình Hoành Sơn - Nghệ An.

Truyền thuyết kể nhiều chuyện về chim Ph­ượng th­ường bay chở những bậc thánh nhân, hiền triết, những ng­ười tu hành, những ẩn sĩ của đạo Giáo lên chỗ thiên đình xa xôi, nơi ở của những ng­ời bất tử. Chim Ph­ượng còn là sứ giả của các tiên nữ trên trời. Các tiên nữ c­ưỡi chim Ph­ượng bay xuống hạ giới tìm gặp những ngư­ời hiền tài. Chính vì vậy, trong nghệ thuật chạm khắc cổ, chim Ph­ượng th­ường xuất hiện cùng với hình ảnh tiên nữ, nhạc công, thiên thần, mặt trời, mây…

Những đức tính cao quý của chim Phư­ợng cũng rất phù hợp với bản chất của đạo Phật, nên nó đã hoà vào thế giới biểu tr­ưng của Phật giáo. Nhưng trước hết, chim Phượng là hình tượng phổ biến trong nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam./.

Hoạ sĩ  Trịnh Thị Thanh Thuỷ

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất