Thứ Bảy, 21/9/2024
Thông tin tổng hợp
Thứ Tư, 23/1/2013 16:42'(GMT+7)

Công tác dân vận phải luôn giữ quan điểm "lấy dân làm gốc"

Trực tuyến tại đầu cầu Bình Định

Trực tuyến tại đầu cầu Bình Định



Thông qua công tác dân vận, nhận thức của người dân cũng có những chuyển biến tích cực, nhiều chủ trương, chính sách và quy định của cơ quan nhà nước khi ban hành đã có sự tham gia góp ý của cán bộ, công chức và nhân dân, qua đó, tạo bầu không khí dân chủ, khơi dậy tinh thần làm chủ của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, giám sát các các hoạt động của các cơ quan nhà nước; huy động sức dân và khai thác nhiều nguồn lực trong nhân dân . Trung bình hàng năm, số tiền nhân dân tham gia đóng góp để xây dựng điện, đường, trường, trạm lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng và hàng trăm triệu ngày công lao động. Số tiền tỉnh Đồng Tháp huy động trong dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn thường chiếm khoảng 50% - 60% giá trị mỗi công trình. Thành phố Hồ Chí Minh có trên 86.000 hộ dân hiến hơn 4.000.000 m2 đất làm đường, mở rộng hẻm, chỉnh trang đô thị. Tỉnh Lào Cai huy động nhân dân mở mới và nâng cấp 137 tuyến đường liên thôn, trong đó, nhân dân đóng góp sức người là gần 10.000.000 ngày công tương đương trên 124 tỷ đồng… Bộ Quốc phòng đã có nhiều mô hình như: mô hình đoàn kinh tế quốc phòng, mô hình kết nghĩa giữa bà con cán bộ người Kinh với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, mô hình bệnh xá quân dân y kết hợp…

Tăng cường công tác dân vận đã góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, đảm bảo định hướng dân chủ, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi, dễ hiểu, dễ thực hiện. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức đối với người lao động và nhân dân được nâng lên; quan hệ giao tiếp, thái độ ứng xử với nhân dân có sự cải thiện, tôn trọng dân; giảm thiểu đáng kể sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, giảm thiểu cơ chế “xin - cho”, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính. Các cơ quan, đơn vị đã tập trung rà soát, loại bỏ được nhiều thủ tục hành chính phức tạp gây phiền hà cho nhân dân, tạo thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm gần 30.000 tỷ đồng/năm, bước đầu lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ công.

Tuy vậy, vẫn còn biểu hiện coi nhẹ công tác dân vận, khoán trắng công tác dân vận cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, hiệu quả đạt được chưa cao. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng công tác dân vận phải luôn giữ quan điểm “Lấy dân làm gốc”, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hướng về cơ sở; đồng thời, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn với các cuộc vận động, các lĩnh vực của đời sống xã hội, các phong trào thi đua yêu nước; được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình, phân công trách nhiệm rõ ràng, đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Các đại biểu đề nghị tiếp tục tổ chức triển khai một cách sâu rộng, toàn diện Chỉ thị số 18 gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở”; Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc”, “Về công tác dân tộc, công tác tôn giáo”; Nghị quyết Trung ương 4 Khoá XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh việc học tập quán triệt quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; công tác dân vận, phải được gắn với mọi tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, tạo thành nền nếp, việc làm thường xuyên, tự giác và lâu dài của tất cả các cơ quan đơn vị.

TG

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất