(TG) - Trong đời sống, có những thứ mới nhìn qua tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể, không đáng quan tâm, không ảnh hưởng đến ai, nhưng thực tế lại không phải vậy...
(TG) - Xuân Tân Sửu đã về. Đảng ta thêm tuổi mới. Lịch sử sang trang mới. Trong kỷ nguyên này, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số sẽ phát triển với tốc độ thần kỳ. Thời cơ đến cùng với nhiều thách thức lớn đối với dân tộc ta, cũng như bè bạn năm châu.
(TG) - Có một lần, trên một số báo Tết, tôi có viết bài “Niềm tin”. Ý muốn nói: Hãy giữ lấy niềm tin. Nếu để niềm tin mất đi thì sẽ mất tất cả. Tôi dẫn câu chuyện của nhà hiền triết Hasan, một nhà thông thái hàng đầu trong thế giới Ả-rập.
(TG) - Đầu xuân, tôi tới thăm thầy giáo dạy môn Ngữ văn từ thời trung học phổ thông...
(TG) - Việc kiểm điểm đảng viên cuối năm, âu cũng là việc làm thường lệ ở bất kỳ tổ chức cơ sở Đảng nào, nhưng đối với Đảng bộ Công ty A năm nay, bỗng thành chuyện bàn tán râm ran. Quanh đi quẩn lại vẫn là vì sao đồng chí Phó Bí thư lại tự nhận mình có biểu hiện suy thoái, không phải 1, mà hẳn là vài ba biểu hiện. Thế mới thành chuyện… xì xào, to nhỏ.
Uy tín là tiền đề và điều kiện bảo đảm chắc chắn cho sự thành công trong hoạt động thực tiễn của các tập thể, cá nhân nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Tuy nhiên, thực tế đã và đang xuất hiện loại uy tín giả rất nguy hại, nó ngấm ngầm phá vỡ mối đoàn kết nội bộ, che đậy bản chất và là bình phong để những kẻ cơ hội “chui sâu, leo cao”.
(TG) - Công việc sản xuất kinh doanh ở công ty tôi cơ bản đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Anh chị em cán bộ, công nhân viên luôn yên tâm gắn bó sản xuất, tận tụy với công việc được giao. Không ít người ở các nhà máy, doanh nghiệp khác nhìn vào doanh nghiệp tôi mà... thèm, bởi một không khí bình yên, cởi mở có vẻ lúc nào cũng hiện diện nơi đây. Nhưng nếu như không ở cương vị trợ lý tổng hợp cho ban giám đốc thì tôi vẫn luôn tự hào rằng, hiếm có một môi trường nào lại đầm ấm hơn nơi mình làm việc. Tuy nhiên…
(TG) - Nếu không triệt tiêu được bệnh giả dối trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thì đến một lúc nào đó, nó sẽ trở thành một thứ “vi rút” nguy hại có thể phát sinh, lây lan trong cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
Từ một môi trường xấu, con người dễ tha hóa, nghĩ và làm điều xấu xa. Nhưng đôi khi, cái xấu sinh ra từ những vẻ đẹp khi con người lợi dụng những vẻ đẹp đó và bước qua ranh giới của nó. Tôi quan niệm như vậy khi nghĩ về rượu và đời sống của nó.
(TG) - Có những quan chức lợi dụng sự hoạt ngôn, lợi khẩu, đi đâu, chỗ nào, nhất là trên đăng đàn, hội nghị, khi tiếp xúc, trò chuyện với nhân dân, thì bao giờ cũng nói hay, diễn giỏi, hùng biện tốt cốt để lấy lòng người nghe, mà thực chất là “mị dân”; nhưng bản thân họ thì nói không đi đôi với làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo. Người ta gọi đó là những kẻ “No nói, đói làm”!
(TG) - Mỗi quốc gia, mỗi tờ báo và mỗi cá nhân cần nhận thức rõ mối đe dọa của tin giả, đồng thời hành động một cách có trách nhiệm để ngăn chặn “virus độc” này. Đây cũng là thách thức và trách nhiệm đặt ra đối với đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo ở Việt Nam
Bây giờ, có biết bao là khái niệm về "phương pháp lãnh đạo" và "người lãnh đạo". Nào là, "lãnh đạo là người biết truyền cảm hứng". Nào là, "lãnh đạo là người dẫn đường". Nào là, "lãnh đạo là người gây ảnh hưởng"... Trong bài này, chỉ gói gọn trong hai từ "kết nối", "kết nối" là để tạo ra nguồn lực. Lãnh đạo là người biết kết nối để tạo ra nguồn lực, nguồn lực cho mình, tổ chức của mình, địa phương của mình .
(TG) - Có những địa phương thuộc diện nghèo, hằng năm phải xin Trung ương “cứu đói” cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vào những tháng giáp hạt, nhưng nhiều cơ quan, ban, ngành ở tỉnh, huyện, xã vẫn chưa biết “liệu cơm gắp mắm”, chi tiêu đón tiếp khách, ăn uống vượt mức tiêu chuẩn, gây lãng phí.
Trong bài viết đăng trên Báo Cứu quốc ngày 20/11/1946, sau khi nhận khuyết điểm về việc chưa chiêu mộ được hết hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “… Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.
(TG) - Dịch bệnh đến cùng những nỗi lo về sức khỏe, rồi việc chăm sóc con cái, cha mẹ… Tuy thế, cần xác định, việc chia sẻ là cần thiết, nhưng việc thực hiện nhiệm vụ chung không thể buông lơi. Giãn cách xã hội không phải là nghỉ thư giãn.