Thứ Ba, 24/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Chủ Nhật, 6/12/2009 11:31'(GMT+7)

Đắc Lắc thí điểm mô hình chống tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

Cán bộ thôn buôn về từng gia đình tuyên truyền về các chính sách dân số nhằm vvvgiúp bà con hiểu đúng, hiểu đầy đủ.

Cán bộ thôn buôn về từng gia đình tuyên truyền về các chính sách dân số nhằm vvvgiúp bà con hiểu đúng, hiểu đầy đủ.

Năm 16 tuổi, H’Điêm Lưk (Buôn Đác Ju, xã Bông Krang, huyện Lắc, tỉnh Đắk Lắk) quyết định lấy chồng. Điều này không gây bất ngờ bởi từ lâu mọi người trong nhà đều biết cô người yêu của cô cũng mới 16 tuổi và là người thân thuộc của gia đình (con cô cậu ruột với H’Điêm) nên cha mẹ hai bên cũng không lấy gì làm lo lắng. Thế là đám cưới của 2 trẻ vị thành niên nhanh chóng được tổ chức.

H’Điêm hồn nhiên kể:" Từ trước đến giờ, em chưa nghe ai nói về hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống. Cũng có vài lần em được cộng tác viên dân số của buôn tuyên truyền nhưng không thấy nói gì về vấn đề này. Mới đây, khi được mời tham dự tiếp cận với mô hình, em mới biết mình không chỉ tảo hôn mà còn kết hôn cận huyết thống có thể gây hậu quả là sinh ra những đứa con bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, làm suy giảm giống nòi. Em lo lắm, từ nay, em sẽ tuyên truyền cho những người thân trong gia đình và bạn bè về những tác hại của việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống để mọi người không mắc phải sai lầm như em..."

Không chỉ có H’Điêm mà ở xã Bông Krang, từ năm 2006 đến nay đã xảy ra 11 trường hợp tảo hôn và 9 trường hợp kết hôn cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng trên mới thực sự được cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng quan tâm đến khi mô hình can thiệp được triển khai trên địa bàn.

Chị H’Yok Uông, cán bộ chuyên trách dân số xã Bông Krang cho biết: "Hằng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho công tác dân số nhưng chỉ chú trọng đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy, việc triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống sẽ là một biện pháp hạn chế tình trạng này trên địa bàn". Để mô hình đi vào thực tiễn, ngoài việc tập huấn cung cấp thông tin cho cộng tác viên, chúng tôi sẽ kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã đẩy mạnh tuyên truyền vận động, tăng cường trao đổi thông tin… để mọi người cùng biết đến hậu quả của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Đưa chúng tôi vào buôn Ranh B, xã Đác Liêng (huyện Lắc), chị H’Ten Long Jing, cộng tác viên dân số của xã cho biết, ở buôn này trước đây, chuyện anh em con cô, con cậu lấy nhau khá phổ biến. Năm 2005, anh Y Lương Pang Sưk và chị H’Ninh Nơm kết hôn với nhau, dù biết rõ hai người có quan hệ ruột thịt (mẹ anh Y Lương là em của bố chị H’Ninh) nhưng mọi người trong gia đình, làng xóm và kể cả trưởng thôn cũng đồng ý tổ chức đám cưới.

Bà H’Lang Nơm, mẹ H’Ninh nói: "Chúng nó ưng nhau thì cho cưới vì đây là phong tục của người M’nông mà. Hậu quả của cuộc hôn nhân trên là người con trai đầu Y Lip Nơm (sinh năm 2006) ngay khi mới sinh ra đã bị khoèo chân, mặc dù giờ đã gần 4 tuổi nhưng mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ. Đầu năm 2009, anh chị sinh thêm một cháu gái nhưng chỉ 6 tháng sau đã qua đời vì bệnh bại não.

Tương tự, mặc dù là con cô, con cậu nhưng anh Y Lâm Buôn Dap và chị H’An Nơm ở buôn Bàng vẫn quyết định kết hôn với nhau và sinh được 3 đứa con, đứa đầu mới sinh ra cũng đã bị khoèo chân, tay, bại não, không biết nói, không biết nhai nên mỗi khi ăn cơm, uống thuốc phải có người đổ vào miệng, còn hai đứa sau cũng thường xuyên đau ốm và không nhanh nhẹn như những trẻ cùng trang lứa.

Trao đổi về vấn đề cấp giấy chứng nhận kết hôn cho những cặp vợ chồng cùng huyết thống, anh Nguyễn Võ Trường, cán bộ Tư pháp xã Đác Liêng cho biết: Khi họ đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ điền vào tờ khai theo mẫu in sẵn, mỗi người lại mang một họ khác nhau nên chúng tôi không hề biết họ có quan hệ anh em ruột thịt. Theo phong tục của người M’nông, con cái sinh ra đều lấy họ mẹ nên con của các chị em gái mới trùng họ và có quan hệ anh em bà con, số còn lại thì không. Thêm nữa, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đều cho rằng, nếu con cháu mình kết hôn với nhau sẽ gần gũi hơn và không phải phân chia tài sản cho người ngoài.

Theo chị Nguyễn Thị Huyền, cán bộ chuyên trách dân số xã Đác Liêng (huyện Lắc), toàn xã có 20 thôn, buôn, trong đó có 10 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, thì hầu như buôn nào cũng có tình trạng kết hôn cận huyết thống. Mặc dù mỗi thôn, buôn đều có cộng tác viên dân số nhưng trước đây chỉ chú trọng tuyên truyền các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Đến tháng 10-2009, khi xã Đác Liêng được chọn làm điểm để triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, xã mới tiến hành thống kê sơ bộ từ năm 2006 đến nay thì toàn xã đã có 13 cặp kết hôn cận huyết thống. Vì phải làm vợ, làm mẹ sớm và anh em cô cậu ruột lấy nhau nên con cái sinh ra thường bị dị tật bẩm sinh, ốm yếu, kém thông minh, chậm phát triển nên cái vòng luẩn quẩn đói, nghèo cứ mãi đeo bám họ (tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm gần 20%).

Từ ý nghĩa thiết thực của mô hình là ngăn chặn nguy cơ suy giảm giống nòi và thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số nên mặc dù mới được triển khai thí điểm nhưng mô hình đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân. Ông Tô Văn Hoàng, thôn Phước Thọ 3, xã Ea Phê (huyện Krông Pách) nói: "Được tiếp cận với mô hình, tôi thấy rất thiết thực và có ích đối với đời sống sinh hoạt của người dân. Chúng tôi sẽ vận động đồng bào thực hiện".

Còn ông Y Doan Kmăn, trưởng buôn Ranh B, xã Dak Liêng (huyện Lắc) cho biết: "Nhiều người là con cô con cậu lấy nhau để không phải phân chia tài sản cho người ngoài, nhưng nghĩ đấy là phong tục tập quán của bà con nên chúng tôi không ngăn cản. Giờ đây, hiểu được tác hại của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, với tư cách là một trưởng buôn, tôi sẽ cố gắng tuyên truyền vận động bà con thay đổi cách nghĩ".

Quả thực, mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tuy mới được triển khai chưa lâu nhưng đã từng bước đi vào cuộc sống của người dân. Như lời ông Võ Hữu Chút, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ea Phê (huyện Krông Pách): Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tập tục có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số. Đã là tập tục thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, thông qua các hoạt động tuyên truyề

Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Đắk Lắk, hằng năm, tỷ suất sinh trên địa bàn giảm 1%o, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai chung đạt trên 80%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần.

Số cặp kết hôn hằng năm tăng nhanh từ 7.431 cặp (năm 2006) lên 9.423 cặp (năm 2008).

Số kết hôn không đăng ký và tảo hôn vẫn còn ở mức cao, (năm 2007, toàn tỉnh có 847 cặp kết hôn không đăng ký, 99 cặp tảo hôn, năm 2008 là 817 cặp kết hôn không đăng ký, 107 cặp tảo hôn).

n trên hệ thống truyền thanh của xã; đưa vào quy ước, hương ước của các thôn buôn để bà con cùng thực hiện; niêm yết giấy đăng ký kết hôn để mọi người có thể cung cấp thông tin tránh tình trạng kết hôn cận huyết thống... chắc chắn nhận thức của người dân về vấn đề này sẽ thay đổi.

Xuất phát từ thực tế trên, Đắk Lắk đã được Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) lựa chọn để triển khai Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống chính là bước để thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số.

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống là những phong tục tập quán lạc hậu và là một trong những nguyên nhân cơ bản làm suy thoái chất lượng giống nòi, đồng thời là rào cản cho việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai mô hình can thiệp này là nhằm loại bỏ hoặc thay đổi phong tục tập quán lạc hậu trên tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng và trực tiếp cải thiện chất lượng nòi giống, nâng cao chất lượng dân số.

Theo kế hoạch, từ tháng 10- 2009 đến hết năm 2010, mô hình sẽ được triển khai thí điểm tại 4 xã có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tương đối cao: Đác Liêng, Bông Krang (huyện Lắc) và xã Ea Kênh, Ea Phê (huyện Krông Pách). Mục tiêu của mô hình là nhằm tăng cường sự cam kết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và những người có uy tín trong việc tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và tham gia thực hiện các hoạt động của mô hình.

Việc triển khai thí điểm mô hình ở 4 xã trên sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả của mô hình và là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk./.


(Theo Nhân Dân điện tử)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất