Chủ Nhật, 24/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 28/2/2016 20:44'(GMT+7)

Đãi ngộ để giữ gìn tinh hoa nghệ thuật nước nhà

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, các viên chức là nghệ sĩ, diễn viên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân hoặc đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật được hưởng hệ số lương từ 6,2 đến 8,0 (trước đây chỉ được hưởng theo hệ số từ 1,86 đến 4,06). Đối với viên chức là nghệ sĩ, diễn viên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hoặc đoạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được hưởng hệ số lương từ 4,0 đến 6,78 (trước đây là hệ số 1,86 đến 4,06). 

Như vậy, sau nhiều năm nghiên cứu thấu đáo, kiên trì kiến nghị, cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thuyết phục được những người làm chính sách phải có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về tính chất đặc thù của người làm nghệ thuật. Đối với các nghệ sĩ, diễn viên chuyên ngành biểu diễn và điện ảnh, ngoài tố chất, năng khiếu bẩm sinh, muốn thành danh trên con đường nghệ thuật đòi hỏi họ phải trải qua một quá trình học tập bài bản lâu năm và bền bỉ nỗ lực rèn luyện vô cùng vất vả. Để có những vai diễn, tiết mục, tác phẩm “để đời” và đi vào lòng công chúng, họ cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trên sàn diễn, nơi phim trường. Hơn nữa, quy luật khắt khe của loại hình nghệ thuật này là “thầy già, con hát trẻ” khiến nhiều nghệ sĩ, diễn viên đã phải lao tâm, khổ tứ mới có chỗ đứng trên sân khấu, màn ảnh và cống hiến hết cả tuổi thanh xuân cho nghề nghiệp. Muốn trở thành Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, họ phải có thời gian cống hiến từ 15 đến 20 năm. Do đó, để đạt được danh hiệu cao quý này thực sự là một quá trình phấn đấu gian nan của hầu hết các nghệ sĩ, diễn viên.

Cách đây 8 năm, khi ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Đảng ta đã chỉ rõ là phải chăm lo, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng, đức độ, sáng tạo và biểu diễn nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Đối với các nghệ sĩ, diễn viên đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân và đoạt Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, họ thực sự xứng đáng là những đại diện tiêu biểu của nền nghệ thuật nước nhà.

Vật chất là quan trọng, nhưng quyết định vẫn là con người. Những nghệ sĩ tài năng thường có lòng tự trọng, không nặng nề về vật chất. Nhưng nói như thế không có nghĩa là họ sống bằng không khí để tồn tại và theo đuổi nghề. Muốn họ cống hiến nhiều hơn cho đất nước, xã hội, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách thuận lợi để thúc đẩy họ không ngừng sáng tạo và yên tâm gắn bó với nghề đã chọn. Một khi bớt phải lo toan “cơm áo gạo tiền”, họ sẽ tận tâm, tận lực hiến dâng công sức, trí tuệ, tài năng để mang đến cho đời những tác phẩm nghệ thuật làm lay động lòng người, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường văn hóa nghệ thuật của đất nước, qua đó góp phần giữ gìn tinh hoa nghệ thuật cho nước nhà. Ở một khía cạnh khác, trả tiền lương xứng đáng cho những nghệ sĩ, diễn viên thành danh còn là một sự tri ân và cũng là cách trả lại công bằng cho họ. Vì so với nhiều chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm khác trong xã hội, hầu như những người công tác, gắn bó với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh chẳng mấy khi có “bổng lộc” nào ngoài tiền lương, phụ cấp thanh sắc cùng một số tiền ít ỏi hỗ trợ khi trực tiếp luyện tập, biểu diễn./.

Anh Thảo (QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất