Thứ Năm, 28/11/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Bảy, 12/3/2011 13:29'(GMT+7)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tư tưởng và sự đồng thuận trong đồng bào dân tộc thiểu số

Một góc Thành phố Vị Thanh, Hậu Giang

Một góc Thành phố Vị Thanh, Hậu Giang

 Năm 2010, Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ đã phối hợp với Tổng cục An ninh (Bộ Công an), các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước tổ chức 39 cuộc tuyên truyền thu hút hơn 13.000 người ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tham dự; tiến hành nhiều cuộc họp mặt cán bộ, sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnam Thmây, lễ Sene Đôn Ta; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ cho trên 32.000 lượt đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở… Các hoạt động này tập trung vào nội dung truyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, sư sãi, chức sắc và đồng bào dân tộc Khmer, Chăm về tính ưu việt, bình đẳng trong chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức tự lực vươn lên của đồng bào trong học tập, lao động sản xuất để nâng cao đời sống; tăng cường đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch- nhất là các tổ chức phản động “Khmer Campuchia Krôm”, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương…

Về công tác tuyên truyền năm 2011, hội nghị nhất trí với kế hoạch của Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ về việc tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh tổ chức tuyên truyền ở một số địa bàn trọng điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer để nâng cao nhận thức tư tưởng và niềm tin, tạo sự đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối tượng tuyên truyền chủ yếu là thanh niên và sư sãi trẻ. Về nội dung tuyên truyền, song song với việc đẩy mạnh phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc; vạch trần bản chất và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; cần quan tâm tuyên truyền trong đồng bào dân tộc Khmer về ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống; chi tiêu tiết kiệm để tập trung vốn phát triển sản xuất- kinh doanh; sinh đẻ có kế hoạch; chăm lo học tập để nâng cao dân trí.

Hội nghị nhất trí kiến nghị, trong thời gian tới các cơ quan chức năng Trung ương xem xét xây dựng đề cương tuyên truyền thống nhất trong đồng bào dân tộc Khmer, Chăm để các địa phương thực hiện thống nhất; cho phép mở rộng diện cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số nghèo ngoài các xã thuộc Chương trình 135; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp quan tâm hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; hỗ trợ học bổng cho tăng sinh và chế độ cho giảng viên Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách ưu đãi, chính sách an sinh xã hội để nâng cao đời sống và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, Chăm; quan tâm phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, đào tạo, bố trí, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Sơn Song Sơn, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, lưu ý trong thời gian tới mục tiêu trọng tâm của công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ là nâng cao nhận thức tư tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tính ưu việt, bình đẳng trong chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng cần quan tâm nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng trong đồng bào dân tộc thiểu số để từ đó xác định nội dung, phương thức, địa điểm tuyên truyền phù hợp, đặc biệt chú trọng công tác phản tuyên truyền để giúp đồng bào, sư sãi, các chức sắc dân tộc thiểu số kịp thời nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước khi họp mặt, tuyên truyền, giải quyết những vấn đề phức tạp, cần giáo dục, thuyết phục, tranh thủ ý kiến những người có uy tín ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và sư sãi; bố trí cán bộ Khmer giỏi cả tiếng Khmer và tiếng phổ thông để thuyết trình ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm, giúp đồng bào dễ nắm bắt, nhận thức vấn đề.

Theo TCCS

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất