Thứ Bảy, 21/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Chủ Nhật, 14/4/2013 8:57'(GMT+7)

Đề án trang bị sách đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc ở cơ sở Huyện đảo Phú Quý

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Huyện đảo Phú Quý có tổng số 3 xã (10 thôn), dân số trên 26 ngàn người. Đối tượng sử dụng sách ở địa bàn chủ yếu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức ở xã; đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội cơ sở, học sinh và một bộ phận nhân dân (sản xuất, kinh doanh). Trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ hiện tại đối với đội ngũ cán bộ các xã trong huyện tương đối cơ bản, ổn định, từng bước đạt chuẩn (một số đang tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá).

Thời gian qua, địa phương các xã đã tiếp nhận đầy đủ các đầu sách của Đề án trang bị sách cho các xã, phường, thị trấn. Trong năm 2012, các xã đều nhận đủ các đợt sách (3 đợt/2 bộ/xã). Như vậy, trong năm qua, huyện đảo Phú Quý có 07 đơn vị được nhận sách của Đề án (Thường trực Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Thư viện huyện và Đảng uỷ 3/3 xã), gồm 03 đợt, với tổng số 710 đầu sách và 40 đĩa CD-ROM; trong đó, 3/3 xã được nhận tổng số 426 đầu sách và 24 đĩa CD-ROM (mỗi xã nhận 2 bộ/đợt), do Công ty phát hành báo chí Trung ương là đơn vị tổ chức phát hành chuyển trực tiếp đến từng địa chỉ cụ thể qua đường Bưu điện.


Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. C
ác xã đều phân công cán bộ phụ trách, xây dựng quy chế tiếp nhận, quản lý, khai thác và sử dụng sách. Từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ các nhà văn hóa cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa, tủ sách xã; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và sử dụng sách cho cán bộ ở cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.

 Đề án trang bị sách cho các xã bước đầu đã đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc ở cơ sở
; có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân.  Nội dung của nhiều đầu sách được cung cấp đã góp phần tích cực cho việc nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, phổ biến, giáo dục lý luận chính trị, pháp luật, cải cách hành chính, công tác quản lý Nhà nước của địa phương; sách phục vụ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giới thiệu các điển hình tiên tiến, tấm gương người tốt, việc tốt; đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, thù địch, với những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống… Hệ thống sách này đã góp phần quan trọng, tạo điều kiện phục vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm hiểu, nghiên cứu, học tập; là cẩm nang công tác nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; góp phần giải quyết nhiều vấn đề về tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Đặc biệt, đối với một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, trước đây, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao có lúc giải quyết theo kinh nghiệm thực tế hoặc giải quyết các vấn đề thắc mắc của nhân dân theo cảm tính, tình cảm và uy tín của bản thân... thì nay nhờ có sách nghiên cứu, hướng dẫn, giải đáp làm cơ sở, cùng với trải nghiệm thực tiễn công tác, đã giải quyết có hiệu quả một số vụ việc vướng mắc ở địa bàn cơ sở, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và phát triển địa phương.


Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ, cũng như nâng cao dân trí, nhận thức của người dân thông qua đọc sách, hình thức, nội dung phong phú của các đầu sách cũng là yếu tố thu hút người đọc ở cơ sở nhiều hơn. Cần phải tăng thêm nhiều đầu sách có nội dung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị, cũng như nhu cầu tìm hiểu của nhân dân như: sách về những điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, công tác mặt trận và đoàn thể, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; sách giới thiệu, định hướng tuyên truyền về biển, đảo, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; về các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng tích, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; sách hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, ứng dụng khoa hoc kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống; giới thiệu những mô hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới; sách dành cho chi bộ, phục vụ cho công tác tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết và học tập nghị quyết... Nội dung sách cần viết ở dạng phổ thông, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ vận dụng; cập nhật nhiều thông tin mang tính thời sự, chính xác, chính thống, tăng cường thông tin về cơ sở, đến với nhiều đối tượng, tạo mọi điều kiện để người dân dễ tiếp cận.


Trong quá trình triển khai, số lượng sách đưa về dù có rất nhiều đầu sách phổ biến kiến thức cho mọi đối tượng, nhưng sách vẫn “nằm nguyên trong tủ” hoặc mới chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ xã, mà chưa đến được các chi bộ trực thuộc, cán bộ thôn và các đối tượng nhân dân trong địa bàn. Các cấp ủy đảng, chính quyền chưa chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án phù hợp với những điều kiện của mỗi địa phương, cơ sở.

 Thiết nghĩ, để sách của Đề án đến được tận tay người dân, những đối tượng đọc sách trên địa bàn, vấn đề quan trọng là ở cán bộ cơ sở; cán bộ xã phải gương mẫu thực hiện văn hóa đọc và vận động nhiều người đọc mới nâng cao kiến thức cho người dân. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân là một trong những việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định việc triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả. Cán bộ xã là người tiếp nhận, xử lý đầu tiên các ấn phẩm được trang bị, từ đó tham mưu chỉ đạo công tác quản lý, khai thác, sử dụng sách theo quy định của Nhà nước về tài sản công. Đồng thời truyên truyền, giới thiệu đến với người đọc bằng nhiều hình thức phong phú như qua hệ thống truyền thanh cơ sở; qua các Hội nghị chi bộ, đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ văn hóa, thông tin xã… Nhất là, cần phải có cơ sở vật chất, địa điểm trưng bày, giới thiệu, nơi đọc và nghiên cứu sách, có cán bộ phụ trách quản lý… sao cho thuận tiện, gần, phù hợp với điều kiện nhu cầu, thu hút các đối tượng nhân dân tìm đến sử dụng./.


KỲ DANH

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Phú Quý, Bình Thuận.


 

                                                           


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất