Thứ Sáu, 20/9/2024
Thông tin tổng hợp
Thứ Tư, 4/2/2015 16:40'(GMT+7)

"Địa chí Tuyên Quang"

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sáng Vang phát biểu tại cuộc hội thảo  xác định thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sáng Vang phát biểu tại cuộc hội thảo xác định thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang.

Sau 7 năm nghiên cứu, biên soạn, ngày 4/2, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang đã công bố cuốn Địa chí tỉnh Tuyên Quang. Với độ dày gần 1.500 trang, gồm 7 phần, 64 chương, "Địa chí Tuyên Quang" là ấn phẩm có giá trị cả về nội dung khoa học cũng như hình thức thể hiện, được các nhà khoa học, cơ quan xuất bản ở Trung ương đánh giá cao. Trong đó: 

Phần thứ nhất: Tự nhiên gồm 8 chương, trình bày các lĩnh vực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường của tỉnh Tuyên Quang:  Địa chất, Khoáng sản, Địa hình, Khí hậu - Thủy văn, Thổ nhưỡng, Thực vật, Động vật, Môi trường.  

Phần thứ hai: Dân cư và các dân tộc, gồm 11 chương, trình bày về dân cư và các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Dân số và phân bố dân cư,  Lao động, việc làm và mức sống dân cư, Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Nùng, Dân tộc Sán Chay, Dân tộc Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Pà Thẻn, Dân tộc Sán Dìu, Dân tộc Hoa. 

Phần thứ ba: Lịch sử, gồm 10 chương, trình bày lịch sử Tuyên Quang từ tiền sử đến ngày nay và những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nổi bật nhất diễn ra tại Tuyên Quang trong lịch sử dân tộc: Dựng đặt các đơn vị hành chính; Tuyên Quang thời kỳ tiền sử - sơ sử; Tuyên Quang thời phong kiến; Tuyên Quang thời Pháp thuộc; Tân Trào - Thủ đô khu giải phóng; Tuyên Quang kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến; Tuyên Quang xây dựng CNXH, kháng chiến chống Mỹ; Tuyên Quang xây dựng CNXH và bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc; Tuyên Quang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Đặc biệt, phần Lịch sử đã xác định được thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang và các huyện Yên Sơn, Nà Hang, những vấn đề rất quan trọng đối với lịch sử địa phương. "Địa chí Tuyên Quang" cũng là công trình khoa học đầu tiên trình bày đầy đủ, tường tận, khẳng định Tân Trào là Thủ đô khu giải phóng và Tuyên Quang là Thủ đô kháng chiến. Có thể nói đó là điểm nhấn quan trọng của "Địa chí Tuyên Quang". 

Phần thứ tư: Kinh tế - Xã hội, gồm 15 chương về các ngành kinh tế, xã hội ở Tuyên Quang:  Thủy lợi;  Nông nghiệp;  Lâm nghiệp; Công nghiệp; Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại; Tài chính; Ngân hàng; Giao thông - Vận tải; Bưu chính - Viễn thông; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Thể dục - Thể thao; Du lịch.

Phần thứ năm: Văn hóa, gồm 8 chương, giới thiệu một cách bao quát và cụ thể diện mạo văn hóa của tỉnh Tuyên Quang từ xưa đến nay:  Di tích - Danh thắng; Lễ hội dân gian; Trò chơi dân gian; Văn học dân gian; Văn học trung đại; Văn học hiện đại; Nghệ thuật; Các ngành Văn hóa - Thông tin.

Phần thứ sáu: Hệ thống chính trị, gồm 5 chương, trình bày về tổ chức và nhân sự của: Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tuyên Quang; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Bộ máy Nhà nước tỉnh Tuyên Quang; Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Các tổ chức chính trị - xã hội.

Phần thứ bảy
: Lược chí thành phố Tuyên Quang và các huyện, gồm 7 chương: Thành phố Tuyên Quang; Huyện Chiêm Hóa; Huyện Hàm Yên; Huyện Lâm Bình; Huyện Nà Hang; Huyện Sơn Dương; Huyện Yên Sơn. Phần này tổng hợp, chắt lọc những thông tin cơ bản, phổ biến giúp người đọc nhận biết những đặc điểm tự nhiên, dân cư; những đặc trưng văn hóa và hiện trạng kinh tế - xã hội... của các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang. 

Phần Tổng luận: Tổng kết sâu sắc những nội dung được trình bày trong toàn bộ cuốn sách, lý giải khá thuyết phục những điểm nhấn nổi trội trong lịch sử địa phương và những đặc trưng văn hóa Tuyên Quang... 

Trong qua trình nghiên cứu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang đã sưu tầm trên 5.000 trang tư liệu các loại, dịch trên 1.200 trang tư liệu Hán Nôm, Pháp văn từ việc khảo cứu tài liệu văn tự tại Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện bảo tàng...Đơn vị đã tổ chức 7 cuộc khảo sát, thực hiện 65 đề tài nhánh, 8 báo cáo chuyên đề, 4 cuộc thảo khoa học... Để hoàn thiện khối lượng công việc đồ sộ trên, cơ quan đã mời 2 Giáo sư 18 Phó Giáo sư, Tiến sĩ 12 Tiến sĩ 11 Thạc sĩ và 30 Cử nhân, Kỹ sư tham gia nghiên cứu, biên soạn. Đồng thời, cơ quan chủ trì cũng huy động thủ trưởng cơ quan các huyện, thành phố, một số nhà nghiên cứu am hiểu lịch sử địa phương cùng tham gia góp ý kiến trong quá trình biên soạn.

"Địa chí Tuyên Quang" là cuốn sách tổng kết, giới thiệu một cách khoa học, toàn diện những tri thức chủ yếu về thiên nhiên, con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của Tuyên Quang xưa và nay. Nội dung cuốn sách phong phú, được biên soạn, thẩm định, biên tập kỹ lưỡng, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị truyền thống, lịch sử con người cũng như thấy được cơ hội, tiềm năng đầu tư phát triển của Tuyên Quang trong tương lai. "Địa chí Tuyên Quang" là ấn phẩm được trình bày với thiết kế đẹp, công nghệ và chất liệu in chất lượng hàng đầu hiện nay, được đánh giá là một cuốn bách khoa những tri thức cơ bản về tỉnh Tuyên Quang./.

Thu Hiền     




        


     


    


        


 

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất