Trong tình hình hiện nay, xu hướng các trường đại học tự chủ là một tất yếu. Chỉ có con đường đó mới giảm bớt được gánh nặng cho Nhà nước trong giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng đại học ở Việt Nam.
Cách đây 20 năm, Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Đây chính là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những “trái ngọt” mà Thủ đô Hà Nội giành được trong tiến trình đổi mới nói riêng cũng như truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam nói chung.
Có lẽ ít khi nào mà xã hội lại loạn chuẩn các danh hiệu, danh xưng như bây giờ. Cách đây chưa lâu, dư luận từng “nổi sóng” với đủ thứ danh xưng khác người, như: Nhà báo quốc tế, nhà khoa học quốc tế… thì mấy ngày qua, nhiều người không khỏi giật mình với những danh hiệu nghe rất lạ tai, như: Nữ hoàng văn hóa tâm linh, nữ hoàng thực phẩm…
Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 41 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc (LHQ) ngày 4-7-2019 để thông qua Báo cáo quốc gia định kỳ của Việt Nam, theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (chu kỳ III) về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (QCN) diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ). Kết quả, HĐNQ LHQ đã đồng thuận quyết định thông qua kết quả báo cáo quốc gia của Việt Nam.
Những người sợ trách nhiệm thì không nên được giao trách nhiệm, nhất là những trọng trách. Chỉ có những người sẵn sàng làm việc hết mình, làm việc quên mình vì cái chung mới xứng đáng được tin tưởng giao trọng trách.
Tại sao người đứng đầu Đảng ta và người đứng đầu Nhà nước ta đã sớm băn khoăn, lo ngại trước thực trạng “hậu duệ” như một nguy cơ có thể làm hỏng công tác cán bộ, làm mọt ruỗng bộ máy công quyền.
Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh gọi cách Việt Nam vượt thử thách trong đàm phán với EU giống như “vượt vũ môn”. Bởi Việt Nam đã vượt qua được chính bản thân mình về mặt năng lực, trình độ tổ chức đàm phán để xử lý tất cả các vấn đề kỹ thuật với những cam kết rất cao. Trong khi đó, đối mặt với Việt Nam trong đàm phán là 28 quốc gia thành viên với trình độ kinh tế, khung khổ luật pháp rất phát triển…
Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV. Theo đó, những vướng mắc, bất cập trong hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được kịp thời sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Rác thải nhựa đang và sẽ tiếp tục là nguồn trực tiếp cũng như gián tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống, làm giảm sút sức khỏe và chất lượng gien di truyền của con người.
Khi người dùng mạng xã hội một cách vô trách nhiệm, vượt ra khỏi khung khổ pháp luật thì những hậu quả mà nó gây ra là không hề nhỏ.
(TG) - Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2018, diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị - Thủ đô Hà Nội, tối 21/6/2019. Đầu đề do Tạp chí đặt.
Những hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ đã khiến người dân, doanh nghiệp phải có "cơ chế mềm”, phải “bôi trơn”.
(TG) - Tham nhũng, tiêu cực là những biểu hiện của cái xấu, cái ác trong xã hội có giai cấp. Do vậy, việc chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa là quyền hạn, nhiệm vụ của báo chí, vừa là trách nhiệm chính trị, bổn phận của những người làm báo chân chính.
(TG) - Trong “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm” - phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, báo chí đã góp phần củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ông Vũ Mão, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có cuộc trò chuyện cùng Tạp chí Tuyên giáo xung quanh chủ đề này.