Thứ Hai, 30/9/2024
Diễn đàn
Chủ Nhật, 19/10/2008 21:16'(GMT+7)

Doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ khách hàng

Tuy nhiên, khoảng thời gian 2 tuần vẫn là chưa đủ để giúp khách hàng tạo nên một thói quen bấm số điện thoại mới.

Cũng kể từ 0h ngày 19/10, mã vùng 034 của tỉnh Hà Tây cũ sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, không còn tồn tại trên hệ thống. Thay vào đó, mã vùng mới tại Hà Tây sẽ có dải số từ (04). 35.xxxxx đến (04).39.xxxxx.

Theo khảo sát, trong khoảng thời gian 2 tuần vừa qua, phần lớn người sử dụng điện thoại cho biết dù đã nắm được thông tin về việc đổi số điện thoại, nhưng do vẫn gọi được theo cả cách cũ và mới, nên vẫn thường bấm số theo cách cũ. Khi được hỏi, hầu hết người dùng đều cho biết họ chưa sửa lại các số điện thoại cố định lưu trong danh bạ điện thoại di động của mình.

Phiền toái và thiệt hại
Cầm chiếc điện thoại di động trên tay, anh Nguyễn Văn Dũng, một nhân viên maketing cho hay, mấy ngày hôm nay anh phải mất khá nhiều thời gian để chỉnh sửa các số điện thoại cố định. Không giấu vẻ bất bình, anh Dũng cho biết, tới giờ anh vẫn chưa nhận được giấy thông báo của doanh nghiệp về việc thay đổi số điện thoại …

Ông Nguyễn Văn Miên, Chánh văn phòng Hãng taxi Net lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng khi chúng tôi đề cập việc thêm số vào số điện thoại sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp. Ông cho biết, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều phiền toái vì khách hàng đã quen với số điện thoại cũ. Khi thêm số vào số điện thoại cũ, hãng phải sơn lại xe, in lại logo. Việc làm lại logo mất khá nhiều thời gian vì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cuối tuần này, HĐQT sẽ tiến hành họp để xem xét, quyết định vấn đề này.

Tâm sự với phóng viên, một lái xe của hãng taxi Vinasun cho hay, hãng taxi này có hơn 2.000 chiếc xe nên sẽ phải chi một khoản không nhỏ cho việc in thêm đầu số điện thoại. Đó là còn chưa kể tới những thiệt hại vô hình không thể ước lượng. 

Phải hỗ trợ cho khách hàng
Những năm qua, với việc “đi tắt đón đầu”, nắm bắt công nghệ thiết bị hiện đại trên thế giới, ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Thế nhưng, công tác vận hành, điều hành phát triển kho số, quy hoạch đầu số của ngành viễn thông lại không thể nói là đã… đi tắt đón đầu, thậm chí còn xuất hiện nhiều bất cập.

Việc phát triển đầu số điện thoại trước đây dường như chưa tính đến yếu tố cạnh tranh, nên một mình VNPT sở hữu hầu hết các đầu số điện thoại. Điều này gây khó khăn cho những doanh nghiệp thâm nhập thị trường sau này trong việc phát triển kho số của mình. Để khắc phục nhược điểm này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành phân chia lại đầu số cho các nhà cung cấp dịch vụ. Một quan chức của Vụ Viễn thông khẳng định, chúng ta… “học” bước phát triển kho số của các nước trên thế giới, trung bình 5 - 10 năm thì tiến hành đổi số. Thế nhưng, những phiền toái và thiệt hại gây ra cho cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng khi đổi số thì xem ra, những người có trách nhiệm trong ngành viễn thông chưa học ở các nước đi trước.

Nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà toán học khẳng định, nếu ngay từ đầu, những người có trách nhiệm của ngành viễn thông Việt Nam “học” được điều này thì họ đã biết phải thiết kế một số điện thoại có bao nhiêu số, như vậy kho số điện thoại sẽ có bao nhiều số điện thoaị, có đủ cho nhu cầu của xã hội hay không. “Lưu ý việc phát triển kho số ngay từ lúc đầu, sẽ giúp cả doanh nghiệp và khách hàng tránh được phiền hà và thiệt hại như hiện nay…” - một chuyên gia kinh tế khẳng định.

Cũng ở Vụ Viễn thông, có vị lại lý giải: Nếu ngay từ lúc đầu số điện thoại có nhiều chữ số thì khách hàng sẽ phải… bấm nút nhiều hơn, mất thời gian hơn. Ông này cho rằng, việc bấm số điện thoại có 2 chữ số sẽ tiện lợi hơn việc bấm số điện thoại có nhiều chữ số. Lý giải của ông này rõ ràng là không thuyết phục, bởi điện thoại có hai chữ số thì chỉ lập được kho số có tối đa 100 số điện thoại dành cho một tỉnh hoặc một thành phố nào đó.  Chẳng lẽ chỉ có 100 khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại?

Trước những phiền hà, thiệt hại gây ra cho các doanh nghiệp taxi, ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi cho biết, các doanh nghiệp viễn thông ngoài việc thông tin việc thay đổi số điện thoại, còn phải có trách nhiệm với khách hàng, bằng cách hỗ trợ một phần cước điện thoại trong một thời gian. Ông Ông Đỗ Viết Tịnh, Chánh Văn phòng Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, khách hàng phải chịu thiệt hại khi phải bỏ tiền để in lại card, sơn lại số điện thoại trên xe taxi… Vì vậy, doanh nghiệp viễn thông cần phải hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm cước phí trong một thời gian nhất định…

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ viễn thông: Không nhớ bao nhiêu lần đổi số điện thoại

** Thưa ông, vì sao chúng ta phải tiến hành kéo dài số điện thoại bằng cách thêm số vào đầu số điện thoại?
Nói chung, tất cả các nước khi phát triển mạng điện thoại đều phải tính tới phương án tối ưu. Tuỳ theo sự phát triển mà người ta tính trung bình khoảng 5 - 10 năm thì tiến hành đổi số, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này… Thứ hai, hiện có nhiều doanh nghiệp viễn thông mới ra đời, trước đây có nhiều đầu số được phân bổ cho VNPT sử dụng nên việc phân bổ lại cho doanh nghiệp khác sẽ khó khăn.

Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin – Truyền thông quyết định đổi luôn cả 53 tỉnh, thành còn lại. Các đầu số được phân chia lại cho các nhà cung cấp dịch vụ, theo đó, VNPT sở hữu số 3, Viettel đầu số 6, EVN đầu số 2, SPT đầu số 5, VTC đầu số 4, FPT đầu số 7. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đầu số khác nhau, người sử dụng dễ phân biệt được mình đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp nào.

** Cho đến nay, chúng ta đã tiến hành đổi số bao nhiều lần, thưa ông?
Tôi cũng không nhớ hết. Khoảng năm 1996 hay 1997, chúng ta có thêm một đầu số. Thế còn đổi số cục bộ thì nhiều. Tức là, một tỉnh, thành phố khi di chuyển mạng thì cái đầu số đó phải đổi.

** Bộ Thông tin – Truyền thông có tiên liệu được những khó khăn, vướng mắc xảy ra đối với doanh nghiệp và người dân khi tiến hành thêm số vào số điện thoại cũ?
Chắc chắn khi tiến hành đổi số sẽ gây ra những phiền toái ban đầu. Doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ phải in lại card, bảng quảng cáo…

** Thưa ông, mỗi doanh nghiệp được sở hữu một đầu số khác nhau. Khi kho số của họ đã cạn, không thể cung cấp số mới cho khách hàng, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?

Nếu có sự biến động như vậy, những doanh nghiệp nào hoạt động không tốt thì sẽ phải chuyển đầu số cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. 

** Như ông đã nói, khách hàng trong thời điểm này chắc chắn sẽ gặp phiền phức. Vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải làm gì để hỗ trợ cho khách hàng của mình?
Theo quy định hiện hành, trước khi đổi số, doanh nghiệp cần giải trình với Bộ Thông tin – Truyền thông về việc cần phải đổi số. Và doanh nghiệp phải tiến hành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với khách hàng thông báo cho khách hàng được biết thời gian đổi số … Theo quy định, phải thông báo trước 2 tháng cho người sử dụng. Rồi cách thức quay số như thế nào, thực hiện việc nhắc nhở khách hàng trên hệ thống khi khách hàng tiến hành bấm số liên lạc ra sao…


VOV
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất