Thứ Hai, 30/9/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 14/10/2008 21:26'(GMT+7)

Viết nhật ký, hồi ký... và hai mặt đen - trắng

Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm - hai cuốn Nhật ký có giá trị sâu sắc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ

Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm - hai cuốn Nhật ký có giá trị sâu sắc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ

Những ai viết nhật ký, hồi ký hay tự truyện ? Những người phải kể đến đầu tiên là các nhà văn. Việc này cũng giống như một công việc viết văn của họ. Sau đó là các nhân vật quan trọng, các nhân vật có tên tuổi. Rồi đến cả những người bình thường trong xã hội. Có người viết hồi ký để rồi cất vào trong tủ cho đến khi chết. Cũng có người viết để công bố như một tài liệu hay như một tác phẩm. Nhưng chúng ta đang phải đương đầu với nguy cơ là rất nhiều người có tiền hay hám danh viết và in hồi ký hay tự truyện của mình.

Mươi năm trở lại đây, khi các tác phẩm văn học ít gây được tiếng vang thực sự trong bạn đọc thì các cuốn hồi ký, tự truyện được xuất bản và không xuất bản lại tạo ra những làn sóng trong xã hội. Có những cuốn hồi ký, tự truyện tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ tác động vào lương tâm bạn đọc, có cuốn lại dựng lên một không khí ngờ vực, có cuốn tạo ra một làn sóng phản ứng, có cuốn gây lên một sự choáng váng bởi nó vén mở một bí mật nào đấy về một nhân vật hay một sự thật nào đấy. Nhưng cũng có những cuốn hồi ký hay tự truyện lại tràn ngập một không khí u ám của sự hận thù.

...

Có những hồi ký hay tự truyện được xuất bản và có rất nhiều còn nằm trong bản thảo hoặc được xuất hiện trên các trang Web cá nhân và Blog hoặc nằm trong dạng bản thảo truyền tay. Một vấn đề cơ bản nhất của những cuốn hồi ký hay tự truyện này cuốn hút bạn đọc là một số nhân vật được đề cập trong đó như hình ảnh của sự gian dối và xấu xa. Có những nhân vật đã chết và có những nhân vật còn sống. Chúng ta đã từng biết đến những phản ứng hay kiện cáo của các nhân vật còn sống được viết trong hồi ký hoặc là thân nhân của những nhân vật đã chết. Có những chuyện chỉ có hai người biết. Đó là nhân vật và tác giả của những cuốn hồi ký và tự truyện. Lẽ đương nhiên, nếu nhân vật ấy được nói tốt hay ca ngợi thì chẳng có chuyện gì. Nhưng nếu có những chi tiết hay những điều không hay thì sẽ bị phản ứng hoặc bị kiện cáo. Nhưng chúng ta không thể biết chính xác là chuyện đó có hay không vì người được hay bị nói đến đã chết không làm sao thanh minh hay cãi được nữa. Bởi thế, chúng ta cần nhân cách của người viết và quan trọng hơn là cần tính khái quát đời sống của người viết thông qua những nhân vật mà người viết đề cập.

Quả thực, có một số nhân vật được nói đến đã sống một cuộc sống đạo đức giả có khi lại còn có vị trí trong xã hội. Việc một nhân vật nào đó có vị trí trong xã hội mà lại sống với một đạo đức giả thì đó chính là sự nguy hiểm đối với xã hội. Đơn giản vì những nhân vật như thế đã đánh tráo những giá trị của con người. Việc lên án cái xấu là trách nhiệm của mọi người và đặc biệt là trách nhiệm của những nhà báo, nhà văn và những nhà nghiên cứu xã hội. Nếu chúng ta không nói ra sự thật của những kẻ xấu xa mượn danh cái đẹp và đạo đức thì chúng ta vô tình tiếp tay cho cái xấu đó ngang nhiên tồn tại và phát triển trong xã hội chúng ta.

Bởi thế, việc viết hồi ký hay tự truyện đề cập đến các nhân vật này như một sự phê phán để những người khác nhìn đó như một bài học mà rút kinh nghiệm và tu sửa bản thân mình. Tác giả những cuốn hồi ký hay tự truyện không thể góp ý trực tiếp với những nhân vật đó hoặc góp ý mà không có tác dụng thì đã dùng hồi ký hay tự truyện để thực hiện mục đích của mình.

Sự thật là điều vô cùng cần thiết cho mọi con người. Việc nói lên sự thật luôn luôn làm cho cơ thể của xã hội mạnh khỏe. Nhưng thực tế cũng cho thấy có những cuốn hồi ký và tự truyện đã trút vào đó những tư thù trong quá khứ của người viết và các nhân vật liên quan. Khi đó, những câu chuyện mà tác giả viết về hay kể về một số người trong cùng cơ quan, cùng nghề nghiệp vv…đã bị bóp méo, bị xuyên tạc với ý đồ không thiện chí. Khi người này viết hồi ký hay tự truyện nói xấu người khác và người khác lại viết hồi ký hay tự truyện nói xấu lại thì mọi chuyện trở lên rối loạn. Nó sẽ trở thành một cuộc mắng chửi nhau “sang trọng” bằng sách hay có thể gọi bằng tác phẩm. Và người đọc là những nạn nhân đầy tính tò mò sẽ phải chịu hậu quả của những cuộc mắng chửi nhau này. Nguy hiểm hơn và tác hại hơn khi những người mắng chửi nhau bằng sách hay bằng tác phẩm lại là những người ít nhiều có danh tiếng và có vị trí trong xã hội...
 
(Còn nữa)

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất