(TG) - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 3.358 tập thể, 2.787 cá nhân đăng ký xây dựng điển hình tiên tiến học và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực ở 3 cấp.
Những phẩm chất thiên tài kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người, tiếp tục soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
Kế thừa truyền thống dân tộc và các giá trị của nhân loại, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ, trong đó có tư tưởng về pháp quyền và quyền con người. Có thể khẳng định, tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tư tưởng của Người, vừa đóng góp vào các giá trị chung về quyền con người của nhân loại, vừa định hướng cho hoạt động của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
(TG) - Việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh đã nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ, tác phong, lề lối làm việc của đảng viên, công chức, người lao động ở Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Cấp ủy các chi bộ, chính quyền, đoàn thể trực thuộc đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị; nội dung “làm theo” và “nêu gương” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong giải quyết công việc hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.
(TG) - Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận số 01) , đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu.
(TG) - Thiết thực, triển khai Kết luận số 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận số 01), Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện để lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố thời gian qua.
(TG) - Những kết quả đạt được qua hai năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền, báo chí xuất bản, cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Yên Bái.
(TG) - Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian.
(TG) - Sau hai năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhận thức về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh Bình Phước tiếp tục được nâng lên rõ rệt, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, từ đó giúp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hành động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(TG) - 75 năm qua (11/6/1948 – 11/6/2023), “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam, biến thành sức mạnh đưa cách mạng nước ta đến những thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Phong trào thi đua yêu nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng; là biện pháp chiến lược để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, từng bước hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
(TG) - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp uỷ, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng mô hình, điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của ngành, địa phương
(TG) - Hai năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận 01); chủ động, đổi mới và có sự sáng tạo trong cách thức triển khai; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc học tập và làm theo Bác; coi đây là nhiệm vụ và việc làm thường xuyên, liên tục.
(TG) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, Bác viết: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1). Xuất phát từ nền tảng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc xây dựng chuẩn mực, đạo đức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị tại tỉnh Hậu Giang thời gian qua được Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
(TG) - Văn hoá đạo đức đã trở thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, hiện nay đang được nâng lên ở tầm cao mới. Bồi dưỡng văn hoá đạo đức cho cán bộ trẻ ở nước ta và định hướng bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho cán bộ trẻ trong tình hình mới là yêu cầu khách quan. Đây vừa là nội dung, vừa là định hướng để cán bộ trẻ phát triển toàn diện cả về phẩm chất, nhân cách và đạo đức theo tiêu chí chân - thiện - mỹ.