Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
(TG) - Văn hoá đạo đức đã trở thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, hiện nay đang được nâng lên ở tầm cao mới. Bồi dưỡng văn hoá đạo đức cho cán bộ trẻ ở nước ta và định hướng bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho cán bộ trẻ trong tình hình mới là yêu cầu khách quan. Đây vừa là nội dung, vừa là định hướng để cán bộ trẻ phát triển toàn diện cả về phẩm chất, nhân cách và đạo đức theo tiêu chí chân - thiện - mỹ.
(TG) - Xuất phát từ đặc thù của một tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thường xuyên chủ động tìm tòi và đề ra cách làm thiết thực, phù hợp để đưa việc học và làm theo Bác đi vào thực chất, hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực trong thực tế.
(TG) - Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2023), là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng thấm nhuần tư tưởng, tự soi rọi lại mình, tiếp tục thực hiện nhằm tăng thêm ý chí, quyết tâm và sức mạnh đưa đất nước phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới như Bác hằng mong muốn. Cuộc đời 79 mùa xuân của Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của tư tưởng đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.
(TG) - Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh
(TG) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại, trong tư tưởng của Người về học tập suốt đời khái quát hết các lĩnh vực của học tập: trách nhiệm phải học tập; mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp, hình thức học tập suốt đời. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập suốt đời còn nguyên tính thời sự và là cơ sở cho công tác xây dựng xã hội học tập ngày nay.
(TG) - Cuộc thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại” (gọi tắt là Cuộc thi) đã diễn ra thành công với phần thể hiện xuất sắc của 20 đội thi đến từ 20 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo Bác.
(TG)-Hai năm qua, việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đã được Thành ủy Hải Phòng cụ thể hóa, tổ chức thực hiện sáng tạo, sát thực tiễn thành phố, rõ các nhiệm vụ tập trung cần làm ngay và các nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình, rõ trách nhiệm thực hiện; tạo sự đồng thuận trong tư tưởng và nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
(TG) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh An Giang, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện đồng bộ, thông suốt từ cán bộ, đảng viên và lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục đặt ra yêu cầu nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để định hình một nền hành chính chuyên nghiệp, liêm chính, hiện đại, phục vụ nhân dân.
GS. TS. Hoàng Chí Bảo đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tìm hiểu những câu chuyện, những triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với ông, việc nhận thức đúng đắn những giá trị khoa học, giá trị cách mạng, giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là góp phần trực tiếp và quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(TG) - Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa; là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước độc lập, tự do, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
(TG) - Chiều ngày 11/4/2023, Đảng ủy Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, 02 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.
(TG) - Ngày 1/1/2004, thành phố Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, sau khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ. Ngay sau đó 1 năm, ngày 17/2/2005 Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó có nêu quan điểm về xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch”, vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó đến nay việc xây dựng tiêu chí người Cần Thơ nói chung và chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên Cần Thơ nói riêng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang được triển khai thực hiện liên tục, nhiều điểm mới, thiết thực.
Cách đây 77 năm, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài với nhan đề “Sức khỏe và thể dục” đǎng trên báo Cứu Quốc nhằm kêu gọi toàn dân tham gia tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe. Từ năm 1991, ngày 27/3 hàng năm được chọn là Ngày Thể thao Việt Nam.