Thứ Hai, 7/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Tư, 14/10/2009 20:47'(GMT+7)

Huyện KonPlông đẩy mạnh công tác tuyên truyền khắc hậu quả bão số 9

Bão số 9 làm nhiều nơi trong tỉnh Kon Tum bị cô lập vì đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.

Bão số 9 làm nhiều nơi trong tỉnh Kon Tum bị cô lập vì đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.


Cơn bão số 9 vừa qua gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với nhiều địa phương tỉnh Kon Tum, trong đó có huyện KonPlông.

Ước tính tổng trị giá thiệt hại của riêng huyện KonPlông là hơn 51 tỷ đổng. Tính đến ngày 6/10/2009 trên địa bàn huyện có 01 người dân bị chết, 04 người bị thương; 02 nhà dân bị nước cuốn trôi, 210 nhà dân và 42 phòng học bị tốc mái, trong đó có 02 phòng học bị sập hoàn toàn; mưa lũ làm ngập, vùi lấp và cuốn trôi 75 kho lúa cùng nhiều diện tích lúa, hoa màu; 60 con trâu, bò bị chết và lũ cuốn; các tuyến đường giao thông đến nhiều xã bị chia cắt; từ đêm 28/9 đến 4/10/2009 toàn huyện không có điện thắp sáng, 8/9 xã mất liên lạc qua điện thoại…

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy KonPlông quyết định tạm dừng các cuộc họp chưa cần thiết, khẩn cấp thành lập các đoàn công tác đi các xã để phòng, chống bão lụt và khắc phục hậu quả sau cơn bão. Cụ thể là thành lập 5 đoàn công tác do Tổ trưởng tổ 04 làm trưởng đoàn (Tổ 04 được thành lập theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ để giúp các xã Đặc biệt khó khăn) vào 5 xã vùng sâu (Đăk tăng, Đăk Ring, Măng Buk, Đăn Nên, Ngọc Tem); đối với 4 xã Măng Cành, Đăk Long, xã Hiếu, Pờ Ê Thường trực Huyện ủy trực tiếp xuống chỉ đạo, hướng dẫn công tác khắc phục, giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn.

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ khẩn trương ban hành công văn định hướng, hướng dẫn các TCCS đảng trực thuộc Huyện uỷ, các ngành đoàn thể huyện, Phòng văn hoá thông tin, Đài TT-TH huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền khắc hậu quả do bão số 9 gây ra. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện; cán bộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện bám sát cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân, nên mặt dù là địa bàn bị cô lập hoàn toàn hơn một tuần (không điện thắp sáng, không sóng điện thoại, giao thông bị chia cắt, một số mặt hàng thiết yếu trở nên khan hiếm như gạo, muối, xăng, dầu hoả, đèn cày, mỳ tôm ….), nhưng giá cả các mặt hàng vẫn được bình ổn, tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ổn định, yên tâm khắc phục hậu quả sau bão để tiếp tục phát triển sản xuất.

Kết quả khắc phục, đến nay các phòng học và nhà dân bị tốc mái đã được sửa chữa xong, các nhà bị sập đang tích cực chỉ đạo dựng lại để dân sớm ổn định cuộc sống. Về cây cối bị gãy đỗ dọc các tuyến đường đã huy động các lực lượng tổ chức cắt dọn; huy động 04 xe máy đào và lực lượng tại chỗ triển khai xúc, hốt đất sạt lở tuyến tỉnh lộ 676, tuyến quốc lộ 24 (đoạn từ trung tâm huyện đi Kon đến xã Kon Rẫy và từ xã Pờ Ê đi Quãng Ngãi) với khối lượng rất lớn. Đến Ngày 5/10/2009, Quốc lộ 24 đi từ Quảng Ngãi, qua huyện, về thành phố Kon Tum đã thông tuyến; tuyến đường tỉnh lộ 676 đi đến xã Đăk Tăng đã thông bằng xe ô tô, tuyến đường đi xã Đăk Ring, Đăk Nên, Măng Buk và Ngọc Tem đã thông bằng phương tiện xe máy.

Công tác cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại cũng được triển khai nhanh chóng: huyện đã tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Trung ương, Tỉnh Đoàn, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền 5.637 triệu đồng, 90 tấn gạo, 430 thùng mỳ tôm, 600 suất quà Trung thu. Ban điều hành các mặt hàng cứu trợ huyện, UBND huyện và các ngành liên quan đang tiếp tục khẩn trương cấp phát các mặt hàng cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại, gặp khó khăn

Cùng với đó, công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh một cách kịp thời, tích cực nhằm đảm bảo tránh xảy ra những vấn đề tiêu cực trong quá trình cấp phát, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm đến với đồng bào bị thiệt hại…/.

Mỹ Thu
BTG Huyện uỷ KonPlông

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất