Chủ Nhật, 29/9/2024
Diễn đàn
Thứ Tư, 18/2/2009 22:33'(GMT+7)

Khẩu hiệu sáo, rỗng...

Câu khẩu hiệu này mắc lỗi ngữ pháp Tiếng Việt

Câu khẩu hiệu này mắc lỗi ngữ pháp Tiếng Việt

Trên bảng tin lớn được xây dựng ở ngã tư trung tâm thị trấn của một huyện lại có câu khẩu hiệu: “Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện T nêu cao truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010), vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nội dung câu khẩu hiệu này cụ thể, nhưng lại quá dài dòng.

Trước cổng trụ sở UBND xã Tân Bắc, huyện Quang Bình (Hà Giang) viết câu khẩu hiệu “Tích cực đẩy mạnh toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” (xem ảnh). Ở đây chưa bàn đến việc viết chữ chưa gọn, đẹp, chỉ xét về ngữ pháp thì câu khẩu hiệu này không đúng văn phong tiếng Việt. (Viết đúng phải là: “Tích cực đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”).

Thực tế cho thấy, khẩu hiệu không chỉ là lời kêu gọi, hô hào, hiệu triệu, động viên mọi người thực hiện một cuộc vận động, phong trào và nhiệm vụ trọng tâm nào đó trong một giai đoạn và thời điểm nhất định, mà còn là một phương châm hành động thiết thực, cụ thể. Vì vậy, nội dung khẩu hiệu cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện. Trước đây, trong thời chiến, chúng ta từng đề ra những khẩu hiệu thật hay, thật ý nghĩa mà bất cứ ai trong xã hội, ở trình độ nào cũng dễ thuộc, dễ vận dụng. Ví dụ như: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Những khẩu hiệu đó đã trở thành một trong những động lực tinh thần to lớn, thôi thúc quân, dân cả nước hăng hái thi đua lao động sản xuất, chiến đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà.

Đáng tiếc là, khi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, nhận thức, trình độ văn hóa của nhân dân ta tiến bộ hơn trước rất nhiều, thì một số địa phương thiếu quan tâm đề ra những câu khẩu hiệu hay-một việc tưởng “nhỏ” mà lại có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Để không còn những câu khẩu hiệu “chung chung, sáo rỗng, dài dòng, sai văn phong” và có những câu khẩu hiệu ý nghĩa, có giá trị cổ vũ, tuyên truyền, đòi hỏi phải có sự “đầu tư trí tuệ” của đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là cán bộ ngành tuyên giáo và văn hóa./.

(Theo: Thảo Huyền/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất