"Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016" được phát động từ ngày 2-9/10 tại tất cả các cấp ngành, quận, huyện, đặc biệt là trong hệ thống các cơ sở giáo dục, thư viện trên địa bàn thành phố.
Ngày 30-9, tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam đã khai mạc hội thảo “Tự chủ đại học - cơ hội và thách thức”. Tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đại diện một số bộ, ngành liên quan và nhiều trường ĐH-CĐ trên cả nước.
(TG)-Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết về nguyên tắc Bộ Nội vụ hoàn toàn đồng tình đối với các Đại học tự chủ được toàn quyền quyết định về nhân sự, quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong.
“Trước đây có cách hiểu không đúng là khi tự chủ sẽ bị cắt toàn bộ kinh phí đầu tư của Nhà nước. Nhưng tôi khẳng định với tất cả các hiệu trưởng, tự chủ đại học không có nghĩa Nhà nước không đầu tư, chỉ có điều thay đổi cách đầu tư.”
Sau thời gian lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức phương án tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức theo năm bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (là ba môn bắt buộc) và hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân đối với giáo dục trung học phổ thông; Lịch sử, Địa lý với giáo dục thường xuyên).
“Đề thi sẽ không được công bố ra ngoài”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga xung quanh đề thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, tại buổi họp báo chiều ngày 28/9.
(TG)- “Đầu tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố đề thi minh họa để thí sinh và giáo viên có thể tham khảo.”
Chiều 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp báo, công bố phương án chính thức trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017. Theo đó, phương án thi không có nhiều thay đổi so với dự thảo. Môn thi và hình thức thi không thay đổi. Điểm mới cơ bản là số lượng câu hỏi và thời gian thi bài thi tổ hợp sẽ tăng lên so với dự kiến ban đầu.
(TG) - Với chủ đề “phát triển văn hoá đọc trong kỷ nguyên số”, “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm nay nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện và tìm kiếm thông tin, hình thành thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hoá đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chia sẻ với báo chí, GS. TS. Đào Trọng Thi cho hay ông ủng hộ phương thức thi trắc nghiệm với bài thi THPT quốc gia, nhưng cũng cho rằng bài thi trắc nghiệm chỉ để sàng lọc sơ bộ, sau đó vẫn cần một bài thi theo hình thức tự luận hoặc vấn đáp để xác định người đạt yêu cầu.
Sau 9 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/9/2007, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp.
(TG)- Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.
Những tuần đầu tiên của năm học mới, ngoài công tác giảng dạy, các thầy cô giáo ở huyện vùng sâu Đam Rông (Lâm Đồng) còn phải đến từng nhà vận động học sinh ra lớp sau một kỳ nghỉ hè kéo dài.
Mộc bản Trường học Phúc Giang có hơn 2.000 bản gỗ thị được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê do dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) chế tác và gìn giữ.
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia: Tôi nghĩ, khi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước.