Bằng những quan sát cuộc sống và thế giới xung quanh, các em học sinh đưa ra những ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, phát minh để đem lại cho cuộc sống con người những điều tốt đẹp và nhiều niềm vui, sau đó vẽ tranh thể hiện ý tưởng của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đổi mới được thực hiện theo các giai đoạn.
Những năm qua, việc giáo dục truyền thống, lịch sử luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục-đào tạo quan tâm. Nhiều chương trình vinh danh học sinh giỏi môn Lịch sử được tổ chức; các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia… đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sức hút của môn Lịch sử với người trẻ nói riêng, toàn xã hội nói chung.
Hiện các địa phương đang áp dụng nhiều phương án khác nhau về việc tuyển sinh vào lớp 6, gây nhiều băn khoăn cho dư luận. Trước tình hình này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định: Các địa phương phải thực hiện đúng yêu cầu không thi tuyển vào lớp 6.
84 hiệu trưởng đến từ các trường đại học thành viên của Tổ chức Đại học Pháp ngữ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (AUF) đã quy tụ tại Hội nghị CONFRASIE được khai mạc sáng 23/4, tại Hà Nội.
Chương trình mới sẽ tập trung phát triển năng lực học sinh theo hai giai đoạn, gồm giáo dục phổ thông và giáo dục định hướng nghề nghiệp…
(TG)-Những em học sinh được tuyên dương tại buổi lễ là những em học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử khối Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2015.
(TG)-Ngày 16/4/2015 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Thông tư quy định cụ thể như sau:
Đây là thông tin rất được các phụ huynh, học sinh chờ đợi, nhất là với những học sinh định dự tuyển vào lớp 6 ở những trường có số lượng thí sinh đăng ký lớn hơn chỉ tiêu.
Cấm thi vào lớp 6, sau đó cho phép thi rồi lại cấm thi, liên tục những chỉ đạo trái ngược nhau trong một thời gian ngắn, thậm chí hôm trước cho thi, hôm sau đã cấm, những thay đổi đến chóng mặt của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khiến cho phụ huynh, học sinh và cả hiệu trưởng các trường hoang mang, đã rối lại càng thêm rối.
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2015, Hà Nội đã bố trí 20 điểm thi phục vụ các thí sinh thuộc các huyện. Đối với các thí sinh của các trường THPT thuộc quận hoặc các trường THPT ở gần trường Đại học chủ trì sẽ được ghép vào các điểm thi do các trường Đại học chủ trì.
Những thí sinh này có thể dự thi tại cụm thi liên tỉnh do các trường đại học chủ trì hoặc thi tại cụm do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì.
Từ ngày 13/4, đoàn cán bộ quản lý cao cấp Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã bắt đầu một tuần trao đổi chính sách với các giáo sư, chuyên gia, học giả Đại học Harvard và quốc tế trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) lần thứ năm tại Đại học Tổng hợp Harvard.
Chiều 15/4, Sở GD&ĐT Hà Nội họp với 8 trường đại học chủ trì 8 cụm thi THPT quốc gia năm 2015 trên địa bàn thành phố về công tác phối hợp tổ chức kỳ thi.
Ngày 16/4 là hạn cuối cùng các trường trung học cơ sở trình phương án tuyển sinh riêng theo phương thức xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực toàn diện của học sinh nhưng tuyệt đối không thi tuyển kiến thức các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ (theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).