Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược của thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cảnh báo được đưa ra về các mối nguy hiểm đến từ AI nói riêng và công nghệ cao nói chung, trong đó có sự gia tăng về số lượng, mức độ tinh vi của các hành vi phạm tội trên không gian mạng.
Khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng vai trò trực tiếp và quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đã khẳng định, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cùng với phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, trí thức Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, trí thức nước nhà không ngừng phấn đấu, hy sinh, hăng hái tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
(TG) - Sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc LHHVN đã nâng cao vai trò của LHHVN trong việc tập hợp đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Các tổ chức KH&CN này được đánh giá là nhân tố mới ở Việt Nam trong công tác tham gia xã hội hóa các hoạt động KH&CN, GD&ĐT, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
(TG) - Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TƯ về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhìn lại cuộc đời nhà trí thức cách mạng kiệt xuất Hồ Chí Minh, cũng như tư tưởng và phép ứng xử của Hồ Chí Minh với trí thức là việc làm cần thiết, để có thể đúc rút từ đó những gợi mở hữu ích nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.
(TG) - Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, song nhận thức được vị trí, vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã và đang tập trung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại trên địa bàn toàn tỉnh.
Đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng thời gian qua chính sách phát triển đội ngũ này vẫn còn những hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần có cơ chế mang tính đột phá hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hiện nay.
(TG) - Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/983-26/3/2003); kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (1913-2023), chiều 27/2, tại Hà Nội, VUSTA đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa – Cuộc đời và sự nghiệp”.
(TG) - Đánh giá, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TW về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết 27), bên cạnh những kết quả, mục tiêu cơ bản đạt được, nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ của chúng ta đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém. Nhiều chủ trương, quan điểm chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật.
(TG) - Trong Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023 diễn ra ngày 16/2 vừa qua, một số đại biểu được mời phát biểu. TCTG trân trọng đăng ý kiến của GS. VS.TSKH. Nguyễn Quốc Sỹ, GS Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga; Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT nêu một số góp ý về thu hút, tập hợp lực lượng trí thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(TG) - Trí thức có vai trò rất quan trọng đối với sự hưng thịnh, suy vong của các quốc gia, dân tộc, nhất là trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa mang tầm chiến lược đối với nước ta, nhất thiết phải được nghiên cứu, xây dựng, thực hiện một cách công phu, bài bản, khoa học. Trong đó, việc xác định đặc điểm, nhận diện trí thức, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức sẽ có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn.
(TG)- Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
(TG) - Với phương châm “đi trước mở đường”, năm 2022 ngành Tuyên giáo Hà Giang chủ động, tiên phong, quyết liệt ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực, nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với thực tiễn.
"Lấy doanh nghiệp làm trung tâm" là một định hướng chính sách quan trọng và đặt ra không ít thách thức cho ngành Khoa học và Công nghệ trong thời gian qua. Nhân dịp Tết Quý Mão, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có những chia sẻ với báo Tin tức về định hướng này cũng như giải pháp trong thời gian tới để doanh nghiệp thực sự có vai trò trung tâm trong xây dựng đổi mới sáng tạo quốc gia.
(TG) - Vừa qua, tại Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ công bố nền tảng số “Ứng dụng Bình Dương số” phục vụ người dân và doanh nghiệp. Buổi lễ được kết nối trực tuyến đến 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.