Chủ Nhật, 24/11/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Năm, 15/8/2013 16:47'(GMT+7)

Kon Tum: Chú trọng công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phương

Một số đầu sách lịch sử đã được xuất bản ở Kon Tum. Ảnh Kim Sơn

Một số đầu sách lịch sử đã được xuất bản ở Kon Tum. Ảnh Kim Sơn

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương luôn được các cấp, các ngành chú trọng theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" đã đạt được những kết quả nhất định. Tỉnh ủy Kon Tum đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, biên soạn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum tập II giai đoạn 1975-2000” (xuất bản năm 2002); từ năm 2003 đến 2006 tham mưu bổ sung, chỉnh sửa và tái bản lần thứ nhất sách "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập I giai đoạn 1930-1975”. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học và xuất bản Kỷ yếu hội thảo "Kon Tum-95 năm lịch sử và phát triển" nhân kỷ niệm 95 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913-09/02/2008). Đầu năm 2013, Tỉnh ủy Kon Tum đã xuất bản cuốn sách "Kon Tum - 100 năm xây dựng và phát triển", đây là một trong những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913-09/02/2013).

Các huyện, thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã tích cực chủ động trong quá trình chỉ đạo triển khai nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử truyền thống của đơn vị, ngành mình với các sách, ấn phẩm lịch sử đã xuất bản: "Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Kon Tum (1930-2005)" (UBMTTQVN tỉnh); "Đối mặt với quân thù" (Ban LLTCT tỉnh); “Lịch sử Bưu điện tỉnh (1954-2005)” (Ngành Bưu điện tỉnh); "Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum (1945-2010)".v.v… Tính đến nay, đã có 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng bộ đến năm 1975, 8/9 huyện, thành phố nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bô đến năm 2000, 2005 hoặc 2010. Bên cạnh công trình đã in ấn, xuất bản, hiện nay một số đơn vị đã hoàn chỉnh bản thảo hoặc đang triển khai sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, biên soạn một số công trình như: “Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum 1945-2010” (BCH Quân sự tỉnh); "Truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân và LLVT huyện Sa Thầy" (Huyện đội Sa Thầy); Huyện ủy Sa Thầy đang triển khai biên soạn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Thầy, tập II (1975-2010)”;  "60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành- Công an tỉnh Kon Tum (1945-2010", "Biên niên sự kiện lịch sử Công an tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2010" (Công an tỉnh).v.v…

Ngoài ra, một số đơn vị, ngành đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử truyền thống trong thời gian tới. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã ban hành Kế hoạch biên soạn biên niên sử các Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn huấn luyện cơ động; Công an tỉnh hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thu thập tài liệu để biên soạn biên niên sự kiện của đơn vị; Thanh tra tỉnh có kế hoạch biên soạn lịch sử truyền thống ngành thanh tra tỉnh; Sở LĐTB&XH chuẩn bị biên soạn lịch sử 20 năm xây dựng và trưởng thành của ngành; Hội Cựu Chiến binh tỉnh có kế hoạch biên soạn biên niên sự kiện Hội Cựu Chiến binh tỉnh Kon Tum, hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Hội... ở các xã, phường, thị trấn, đến nay đã có có 21/97 xã, phường, thị trấn đang bắt đầu triển khai nghiên cứu, biên soạn. Trong đó có một số xã, phường, thị trấn thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đề cương tổng quát và thu thập tài liệu.

Cùng với việc biên soạn, phát hành các đầu sách, công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử cũng được cấp ủy, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: Tuyên truyền các sự kiện lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tạp chí và bản tin...); đưa vào giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; tổ chức tuyên truyền lịch sử thông qua các hoạt động ngoại khóa như: tham quan các di tích, chứng tích lịch sử…; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, huyện.... Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đã góp phần quan trọng làm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh. Qua đó góp phần định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn mới.

Bên cạnh những kết quả trên, quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới: Việc triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống các ngành, đoàn thể chưa thật sự được đẩy mạnh. Chất lượng một số sách lịch sử đảng bộ tỉnh, huyện và lịch sử truyền thống các ngành, đoàn thể chưa cao, nội dung còn dàn trải, liệt kê các sự kiện, chưa thật sự bảo đảm phương pháp nghiên cứu của mỗi thể loại. Công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử xã, phường, thị trấn chưa được quan tâm chú trọng. Tư liệu lịch sử trong thời kỳ chiến tranh thiếu nhiều, chưa đảm bảo tính hệ thống; tư liệu lịch sử các xã, phường, thị trấn chưa được tập trung chú trọng sưu tầm; một số địa phương chưa đảm bảo quy trình thẩm định trước khi xuất bản lịch sử đảng bộ. Biên chế cán bộ chuyên môn làm công tác lịch sử Đảng cấp tỉnh thiếu ổn định. Hầu hết các Ban Tuyên giáo huyện ủy; các xã, phường, thị trấn chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Việc đầu tư kinh phí để phục vụ công tác biên soạn lịch sử của các huyện, thành phố, đơn vị, sở, ngành, xã, phường, thị trấn chưa đồng bộ. Nhiều địa phương, đơn vị còn lúng túng trong bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện. 

Kim Sơn - Liên Sáu

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất