(TG) - Nhận thức rõ công tác lý
luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ
ngành Tuyên
giáo tỉnh Lai Châu đã chủ động tham mưu cho
cấp ủy tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
lý luận chính trị, coi đây là nhiệm vụ quan
trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Nhờ đó, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện công tác lý luận chính trị trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu, nền nếp, hiệu quả, góp phần củng cố, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội
CHỦ ĐỘNG, THAM MƯU TOÀN DIỆN CÔNG TÁC LÝ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, ngành Tuyên giáo của tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu giúp cấp uỷ triển khai thực hiện quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ trên lĩnh vực công tác lý luận chính trị đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Toàn ngành đã tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành hệ thống các văn bản cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổ chức các hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong nửa nhiệm kỳ đã tham mưu cấp ủy tổ chức được 31.041 hội nghị với 2.103.994 lượt người tham dự, tại các hội nghị tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập trung bình đạt 95-96%. Đồng thời, chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức phù hợp với chức năng, thế mạnh của từng ngành, địa phương, đơn vị như: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy hình thức tuyên truyền miệng trong các buổi sinh hoạt đoàn, chi hội, khu dân cư, tổ dân phố; tuyên truyền qua các cuốn Thông tin công tác Mặt trận Tổ quốc, Thông tin Hội Nông dân và tài liệu sinh hoạt hội viên của các tổ chức hội. Các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh đã chủ động tuyên trên các số báo, chương trình phát thanh - truyền hình; duy trì thường xuyên các chuyên mục “Đảng trong cuộc sống hôm nay”, “Đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống”, “Văn bản chính sách mới”, biên dịch và phát sóng trong các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Mảng, Thái, Mông, Dao, Hà Nhì; tuyên truyền lồng ghép thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao. Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc về nội dung cơ bản, cốt lõi, những vấn đề mới trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức, triển khai các nhiệm vụ công tác lý luận chính trị hằng năm đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với địa phương, đơn vị và tình hình thực tiễn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị cấp huyện đã mở được 475 lớp/27.714 học viên. Ngoài chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn đã đưa nội dung chuyên đề lịch sử đảng bộ địa phương vào giảng dạy 90 lớp/5.068 học viên, bồi dưỡng chuyên đề “Học tập và làm theo lời Bác dặn trong thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” vào 70 lớp/3.368 học viên, chuyên đề “phòng, chống tham nhũng” 112 lớp/3.424 học viên; vận dụng linh hoạt bộ câu hỏi tình huống trong thảo luận và kiểm tra, đánh giá, gắn với bổ sung những vấn đề thực tiễn của địa phương. Sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đa số cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các cấp đã nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, cơ bản nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, vận dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị.
Đồng thời, toàn ngành đã tập trung tham mưu cấp ủy tổ chức thông tin lý luận và thực tiễn mới của đất nước, của địa phương; phối hợp với các ngành liên quan tham mưu sơ, tổng kết các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng; thẩm định, góp ý kiến đối với nhiều nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch của HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác lịch sử đảng, công tác giáo dục truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, địa phương; tham mưu hướng dẫn sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn 50 công trình lịch sử, biên soạn Bộ Văn kiện Đảng bộ tỉnh, Cuốn Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh.
Cùng với công tác tổ chức học tập, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên toàn ngành đã tập trung tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm bảo đảm đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc, phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, sinh viên và Nhân dân; tổ chức thực hiện khâu đột phá trong phát hiện, nuôi dưỡng, lan tỏa điển hình tiêu biểu gắn với việc ghi danh và biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến; kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện tại cơ sở. Qua đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, góp phần nâng cao tính chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và của cán bộ, đảng viên...
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH LAI CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác lý luận chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, trong thời gian tới ngành Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác lý luận chính trị sau:
Một là, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cấp ủy và cán bộ, đảng viên trong quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng. Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn, quy chế của Trung ương về hoạt động của Trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện; xây dựng kế hoạch và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo tiến độ, đảm bảo nội dung, thời lượng. Tổ chức hội nghị giao ban công tác lý luận chính trị theo định kỳ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho cán bộ, giảng viên theo quy định. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống; hoàn thiện nội dung Bộ Văn kiện Đảng bộ tỉnh, Cuốn Biên niên sự kiện Đảng bộ tỉnh để kịp thời phục vụ sự kiện kỷ niệm 20 năm chia tách và thành lập tỉnh.
Ba là, Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền Kết luận số 01-KL/TW, chuyên đề hằng năm; nâng cao chất lượng giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục triển khai Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”.
Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị cho các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị để đạt chuẩn theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn; kịp thời phát hiện, biểu dương những địa phương, đơn vị làm tốt, hiệu quả; uốn nắn, chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt. Chủ động đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong trong giai đoạn hiện nay./.
Đỗ Nhung, Hải Hà
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu