Thứ Bảy, 27/7/2024
Vĩnh Phúc
Thứ Năm, 16/12/2021 21:57'(GMT+7)

Năm 2021: Kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc được đảm bảo

Một công đoạn sản xuất ô tô tại Toyota Vĩnh Phúc.

Một công đoạn sản xuất ô tô tại Toyota Vĩnh Phúc.

6 nhóm giải pháp trọng tâm

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 18/1/2021 thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021 với 6 nhóm trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành thực hiện 18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và 182 nhóm nhiệm vụ cụ thể; đồng thời, tập trung tổ chức triển khai cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII bằng các chương trình, đề án cụ thể nhằm thực hiện 3 khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm; khơi thông các điểm nghẽn, khai thác nguồn lực đầu tư, trong đó: nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế có 20 nhiệm vụ, về xã hội và môi trường có 05 nhiệm vụ. UBND tỉnh đã phê duyệt 31 Đề án tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của 22 sở, ngành và 9 huyện, thành phố; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường đi cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo xử lý các dứt điểm các tồn tại, vụ việc kéo dài.

Vĩnh Phúc có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra (trong đó duy nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,36% không đạt theo kế hoạch đề ra là 8,5-9%, nhưng vượt mục tiêu so với dự kiến các phương án kịch bản phòng, chống dịch Covid-19), các lĩnh vực văn hóa xã hội được duy trì, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tỉnh tăng trưởng cao thứ 9 toàn quốc

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước cả năm đạt 86,03 nghìn tỷ đồng, tăng 8,02% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 2,79%), là tỉnh có tăng trưởng cao thứ 9 toàn quốc (dự báo tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt dưới 2%), trong đó, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh tăng 9,52%; ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,81%, ngành công nghiệp ‑ xây dựng tăng 12,98% (trong đó riêng công nghiệp tăng 13,84%), các ngành dịch vụ tăng 2,96% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chỉ tăng 3,85% so với năm 2020.

Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) dự kiến đạt 136,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 9,35% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 10,2% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người (tăng 8,7 triệu đồng/người so với năm 2020).

Về cơ cấu các ngành kinh tế: Do tác động của dịch Covid-19 nên tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2021 giảm so năm 2020. Năm 2021, ước tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 63,74%, ngành dịch vụ chiếm 28,43% và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 7,83% trong cơ cấu GRDP các ngành kinh tế theo giá hiện hành (không bao gồm thuế sản phẩm). Tỷ trọng các khu vực tương ứng năm 2020 là: 61,32%; 30,45% và 8,23%.

Thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực

Năm 2021, thu hút đầu tư của tỉnh đạt những kết quả rất tích cực, dự kiến thu hút được 57 dự án FDI với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt trên 1,015 tỷ USD bằng 253,75% kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020 (tổng vốn FDI hiện đăng ký là 7,1 tỷ USD); cấp mới cho 22 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,90 nghìn tỷ đồng và 6,67 nghìn tỷ đồng điều chỉnh tăng vốn (tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 16,57 nghìn tỷ đồng) bằng 301% kế hoạch, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 429 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD và 824 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là hơn 109,97 nghìn tỷ đồng. Hiện nay có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh, trong đó Hàn Quốc có số lượng nhà đầu tư lớn nhất, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Italia, Samoa, Seychelles, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Indonesia và Pháp.

Ước năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 1.150 doanh nghiệp, giảm trên 8% so cùng kỳ năm 2020; Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 360 doanh nghiệp, tăng 37,8% so cùng kỳ, tuy nhiên số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và đã giải thể trong kỳ lên tới 550 doanh nghiệp, tăng 22,22% so cùng kỳ.

Dự kiến năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 32.094 tỷ đồng, đạt 104,55% dự toán, trong đó thu nội địa 27.674 tỷ đồng, đạt 102,39% dự toán và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 19.943 tỷ đồng, đạt 112% dự toán, bằng 87% so với thực hiện năm 2020, đáp ứng nhiệm vụ chi năm 2021.

Tiếp tục phát triển, nông sản chủ yếu của tỉnh năng suất, sản lượng tăng so với cùng kỳ, là năm được mùa nhất từ trước đến nay, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh và đảm bảo cung ứng cho các địa phương lân cận đặc biệt là thành phố Hà Nội. Ước giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh 2010) đạt 10,9 nghìn t đồng, tăng 4,77% so vi cùng k năm 2020.

Về thc hin Chương trình mc tiêu quc gia xây dng nông thôn mi, dự kiến đến 31/12/2021, toàn tỉnh có 11 xã đạt chun NTM nâng cao; 36 thôn đạt chun NTM kiểu mu (đạt kế hoạch đề ra); 01 huyện được thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn NTM (huyện Vĩnh Tường); 02 huyện hoàn thành điều kiện, tiêu chí xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM (huyện Tam Dương và Tam Đảo). Công nhn sn phm OCOP cp tnh đạt cht lượng t 03 sao tr lên cho 20 đến 22 sản phẩm. Duy trì 100% dân số nông thôn được s dụng nước sinh hot hp v sinh; t l số dân nông thôn s dụng nước sch đạt quy chun 02/BYT đạt 63,2%, tăng 0,64.

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại chủ động điều chỉnh kế hoạch, phương thức kinh doanh cho phù hợp tình hình mới; đa dạng hóa các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ổn định và tăng khá so với cùng kỳ, năm 2021 ước đạt 55.349 tỷ đồng, tăng 5,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Về hoạt động ngân hàng, tín dụng, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đến 31/12/2021 đạt 103.950 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2020; tổng dư nợ cho vay ước đạt 100.380 tỷ đồng tăng 14% so với cuối năm 2020.

Hạ tầng các Khu công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư. UBND tỉnh đã Quyết định thành lập 06 KCN: Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I - Khu vực 2, Bá Thiện - Phân khu I, Sơn Lôi và Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa khu vực II (Giai đoạn 1); tổng số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 lên 19 KCN. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 14 KCN đã thành lập và Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 8 KCN đi vào hoạt động. Tổng diện tích đất quy hoạch là 2.773,95 ha, trong đó đất công nghiệp theo quy hoạch 2.041,07 ha; diện tích đất đã bồi thường là 1.490,70 ha; Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê, đăng ký thuê: 893,47 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 50,72%.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 cụm công nghệ (CCN) được coi là hình thành, có doanh nghiệp được giao đất để sản xuất, kinh doanh, tổng diện tích là 122,59 ha, trong đó CCN Hương Canh, CCN Tân Tiến đã lấp đầy 100%. Số lượng CCN theo quy hoạch đã được thành lập và giao Chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng là 16 CCN, với tổng diện tích là 407,46 ha.

An sinh xã hội được bảo đảm

Về văn hóa – thể thao, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn được tổ chức với nhiều hình thức, phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch Covid-19. Hoạt động các cơ quan báo chí, bản tin, trang thông tin điện tử, đài truyền thanh các cấp đã bám sát định hướng tuyên truyền và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ đề trọng tâm; tập trung hướng dẫn, thực hiện tuyên truyền sâu đậm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp,... Công tác quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm đảm bảo gìn giữ tối đa lịch sử văn hóa lâu đời; thực hiện khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa đã được ban hành. Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Quan tâm, đẩy mạnh thể dục, thể thao cộng đồng gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhiều hoạt động thi đấu thể thao được tổ chức bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, tạo sự lan tỏa tích cực.

Về giáo đục và đào tạo, tỉnh tiếp tục duy trì kết quả giáo dục trong tốp đầu cả nước; điểm thi tốt nghiệp THPT bình quân năm 2021 cao thứ 5 toàn quốc; là tỉnh dẫn đầu về số lượng giải Nhất và tỷ lệ học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; tỉnh có 02 học sinh dự thi Olympic quốc tế và đạt huy chương Bạc môn Sinh học; huy chương Đồng môn Toán. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh được quan tâm; tạo điều kiện huy động về kinh phí cho Quỹ Khuyến học, Khuyến tài tỉnh từ nguồn xã hội hóa.

Về Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; công tác y tế dự phòng được chú trọng, tăng cường giám sát, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi lây lan trên diện rộng; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát và tổ chức điều trị kịp thời cho người bệnh; các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được triển khai có hiệu quả; thuốc, vật tư y tế được cung ứng đầy đủ, kịp thời có chất lượng phục vụ công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tăng cường công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Về Công tác phòng, chống dịch Covid-19, để đảm bảo nguồn lực sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành 04 Nghị quyết đặc biệt quan trọng để nhanh chóng khống chế dịch Covid-19: (1). Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đặc thù trong phòng chống dịch, (2). Nghị quyết về chính sách hỗ trợ tiêm vắc xin phòng dịch; (3). Nghị quyết về chính sách quy định mức giá tạm thời đối với dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 và gần đây nhất là Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh đã thực hiện một loạt các chính sách, giải pháp như: Hỗ trợ xét nghiệm cho doanh nghiệp; hỗ trợ chỗ ở cho công nhân ngoại tỉnh yên tâm ở lại tỉnh; hỗ trợ chỗ ở cho chuyên gia nước ngoài. Thành lập 01 tổ thường trực hỗ trợ chống dịch trong KCN; đối với 1 số DN nghiệp lớn như Toyota, Honda,… Tỉnh cử 01 tổ y tế hỗ trợ phòng dịch tại mỗi doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động sản xuất. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để giải quyết, tháo gỡ ngay những khó khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Cử 07 đoàn công tác hỗ trợ phòng chống dịch tại Bắc Giang, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, toàn tnh duy trì 16 cơ s cách ly (bao gm 01 Bnh vin dã chiến). Có 06 h thng xét nghim SARS-CoV-2. Đã tiếp nhận 917.890 liều vắc xin, triển khai tiêm vắc xin cho 737.558 người đạt 91% dân số trên 18 tuổi.

Về lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội, ước năm 2021, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 16.080 lao động, đạt với kế hoạch đề ra; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77,6%; trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 34,7%.

Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo chuẩn mới (năm cuối kỳ) là 0,44%, toàn tnh không có h nghèo thuc đối tượng chính sách người có công. Công tác gii quyết chính sách và chi tr chế độ BHXH, BHYT được quan tâm, quyn li ca người lao động, người tham gia luôn được đảm bo kp thi. Ước năm 2021, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 36,7%; tỷ lệ lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 33%.

Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP: Tính đến hết ngày 03/11/2021, đã hỗ trợ gần 20,2 tỷ đồng cho nhóm chính sách về bảo hiểm (người sử dụng lao động); trên 24,6 t đồng, h tr trên 63 nghìn lượt đối tượng nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền (đối tượng là người lao động).

Tỷ lệ bao phủ BHYT ước năm 2021 đạt 93,5% dân số; 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác; 100% trạm y tế xã có bác sỹ, có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi và đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Về khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đã tổ chức nghiệm thu, hoàn thiện các thủ tục sau nghiệm thu đổi với 25 nhiệm vụ KH&CN kết thúc năm 2020; hướng dẫn hoàn thiện thủ tục nghiệm thu 17 nhiệm vụ KH&CN kết thúc năm 2021. Tuyển chọn, giao trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện: 35 nhiệm vụ KH&CN từ năm 2021 theo kế hoạch, 05 đề án khoa học và 02 dự án sản xuất thử nghiệm nhân rộng kết quả đề tài KH&CN do UBND tỉnh đặt hàng, giao trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiện.

Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; tố chức thông báo tuyển chọn tố chức, cá nhân chủ trì các nhiệm vụ thuộc đề án theo quy định. Hoàn thiện thủ tục nghiệm thu cấp tỉnh (địa phưcmg) đối với các dự án thuộc Chưcmg trình nông thôn miền núi (Chương trình NTMN) kết thúc thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2021; tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến (VPTEX)....

Về công ngh thông tin, h tng truyn dn trên địa bàn tnh đã được cáp quang hóa 100%, to ra ưu thế tuyt đối v băng thông, tc độ, cht lượng. Trin khai thc hin cung cp dch v công trc tuyến mc độ 3,4. Thiết lp xong các th tc hành chính, đã kết ni 507 thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Hiện nay, Vĩnh Phúc được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là một trong 7 tỉnh xếp loại A về mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Về tài nguyên và môi trường, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được thực hiện theo quy định. Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; công tác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất được tập trung triển khai với 9 phương án bồi thường hỗ trợ thực hiện thu hồi đất được thẩm định, đã thực hiện việc định giá đất cụ thể để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, định giá thuê đất và thu tiền sử dụng đất cho 30 dự án (trong đó có cả các dự án chuyển tiếp từ những năm trước). Dự kiến năm 2021, ký hợp đồng thuê đất cho 55 dự án( bào gồm ký mới và ký lại), với diện tích khoảng 250 ha giảm 44% so với năm 2020.

Các hoạt động về bảo vệ môi trường tiếp tục được quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường năm 2021, Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, xây dựng dự thảo Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- định hướng đến năm 2030... Triển khai các dự án nạo vét thủy vực ô nhiễm theo Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh...

Công tác quản lý khoáng sản, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn được thực hiện tốt. Tiến hành kiểm tra việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn theo phản ánh cúa báo chí, nhân dân; đôn đốc các tố chức, cá nhân thực hiện các kết luận của cơ quan Thanh tra về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản...

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định. Công tác xây dựng chính quyền địa phương được đặc biệt quan tâm. Đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Kết quả, toàn tỉnh đã có 836.384/841.340 cử tri đi bỏ phiếu đạt 99,41%, tỷ lệ cao nhất so với các nhiệm kỳ gần đây.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, tỉnh đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 với 50 nhiệm vụ giao cho các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện. Tiến hành tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2020, kết quả, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là PAPI) năm 2020 của tỉnh xếp 17/63 tỉnh, thành phố, tăng 01 bậc so với năm 2019.

Công tác tư pháp: Các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành đều được triển khai thẩm định theo quy định. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật được duy trì thực hiện thường xuyên. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phong phú, có nhiều đôi mới...

Tuấn Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất