Thứ Bảy, 27/7/2024
Vĩnh Phúc
Thứ Năm, 25/11/2021 23:10'(GMT+7)

Vĩnh Phúc bảo đảm an sinh xã hội

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan tặng quà cho các cháu thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan tặng quà cho các cháu thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Phát triển giáo dục và đào tạo

Những năm qua, ngànhgiáo dục và đào tạo của tỉnh đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dânvà yêu cầuđào tạo nguồn nhân lựcchất lượngcao,phục vụ sự nghiệpphát triển của tỉnh. Hệ thống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông được quy hoạch và đầu tư cơ bản hoàn chỉnh. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư, đến năm 2019 đã có 100% trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bổ sung đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao... Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 của toàn quốc được công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2 năm 2014. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, các chỉ số chung của toàn tỉnh đều vượt các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt nhiều thành tích nổi bật và là thế mạnh của tỉnh. Học sinh Vĩnh Phúc có mặt ở tất cả các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia, khu vực và quốc tế và luôn đạt thứ hạng cao, nhiều học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được thực hiện tốt. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư. Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề được kiện toàn và củng cố theo hướng thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng; dạy nghề đã từng bước gắn với giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 ước đạt 77,6%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 34,7%.

Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp theo chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư, góp phần phát triển các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến, nhất là các kỹ thuật chuyên sâu tại bệnh viện tuyến tỉnh. Tỉnh đã đầu tư xây dựng và hoàn thành một số công trình lớn như: Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 1.000 giường bệnh (giai đoạn I), Bệnh viện Sản ‑ Nhi quy mô 500 giường bệnh, các bệnh viện và Trung tâm y tế tuyến huyện. Ước đến hết năm 2021, tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 39 giường, tăng 30,1 giường/vạn dân so với năm 1997. Công tác phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh được thực hiện ở cả 3 tuyến nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, đặc biệt khi Vĩnh Phúc là một trong các địa phương đầu tiên của cả nước có ca bệnh Covid-19 nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành y tế, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát tốt. Các Chương trình mục tiêu y tế - dân số được triển khai có hiệu quả, nhiều chỉ tiêu vượt mức trung bình của cả nước. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có nhiều tiến bộ. Hàng năm, các đơn vị y tế triển khai trung bình từ 130 đến 150 dịch vụ kỹ thuật mới, một số kỹ thuật vượt tuyến, chuyên sâu như nút mạch máu u xơ tử cung, chụp và can thiệp mạch máu não, nút mạch gan, phẫu thuật u tủy, vi phẫu, xạ hình xương, can thiệp mạch, điều trị nhồi máu não sớm… được triển khai tại Bệnh viện tuyến tỉnh. Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế được chú trọng, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân ước năm 2021 gấp 5,4 lần năm 1997 (năm 1997 là 2,6 bác sỹ/vạn dân, năm 2021 ước đạt 14 bác sỹ/vạn dân).

Giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội

Công tác giải quyết việc làm được tỉnh đặc biệt quan tâm. Sàn giao dịch việc làm của tỉnh tổ chức 2 phiên/tháng và các phiên lưu động tại các huyện; ngoài ra việc hình thành các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm của các cơ sở dạy nghề và các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh…) đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết về thị trường lao động và mở ra cho người lao động nhiều cơ hội việc làm. Bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho trên 20 ngàn lao động, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Hệ thống an sinh xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng. Bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 300 tỷ đồng thực hiện chính sách cho các đối tượng. Chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được thực hiện tốt. Các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được tổ chức thường xuyên và thu hút sự hưởng ứng của xã hội. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,44%. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công. Các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời. 100% số bà mẹ Việt Nam anh hùng được phụng dưỡng. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93% dân số; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH ước đạt 36,7% vào năm 2021. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đạt nhiều kết quả tích cực, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.

Quan tâm phát triển và bảo tồn văn hóa

Các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc được quan tâm. Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa Vĩnh Phúc đã được nghiên cứu, sưu tầm và từng bước được hệ thống hóa. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh, trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh được người dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được xóa bỏ. Toàn tỉnh hiện có 1.304 di tích, trong đó 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, 420 di tích cấp tỉnh. Những di tích lớn như Tây Thiên, chùa Hà Tiên, Bảo tàng tỉnh… và các di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo như Văn Miếu tỉnh, Tháp Bình Sơn, đình Hương Canh, đình Thổ Tang, chùa Tùng Vân, chùa Biện Sơn, chùa Kim Đường, đền Bắc Cung, đền Bà Chúa Thượng Ngàn… đã và đang được trùng tu, tôn tạo giữ được nét đẹp kiến trúc truyền thống.

Công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo đúng nghi lễ, hình thức phù hợp, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa được khôi phục như: Vật dân tộc, cờ người, kéo co,… Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 loại hình di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO gồm: Hát ca trù của người Việt (ghi danh năm 2009), nghi lễ và trò chơi kéo co (ghi danh năm 2015), Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (ghi danh năm 2016); 7 di sản phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Hát ca trù, kéo song, lễ hội đền Ngự Dội, hát Soọng cô của người Sán Dìu, hát trống quân Đức Bác, tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên và lễ hội xã Đại Đồng.

Hoạt động thể thao quần chúng được triển khai tích cực. Thể thao thành tích cao phát triển khởi sắc, từng bước được khẳng định, nhiều môn có đủ 3 tuyến vận động viên (năng khiếu, tuyển trẻ và đội tuyển). Các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh trong những năm qua đã giành nhiều thành tích tại các kỳ thi đấu quốc gia, quốc tế như: Đua thuyền, PenCak Silat, Bắn súng...

Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường

Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống được đẩy mạnh. Từ năm 1997 đến nay có hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện. Nhiều mô hình khoa học và công nghệ có hiệu quả được triển khai như: bảo tồn, phát triển cây dược liệu quý hiếm Trà hoa vàng, ba kích; trồng chanh tứ quý, cam không hạt (cam V2) chất lượng cao; nhà kính, nhà lưới ứng dụng công nghệ cao; sản xuất, cung ứng chế phẩm Biomix1; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ tách rắn-lỏng... nhiều kỹ thuật y học mới, bài thuốc y học cổ truyền được triển khai, áp dụng, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tài nguyên đất đai, khoáng sản được tăng cường quản lý. Công tác quản lý khoáng sản, giải quyết các vụ khai thác khoáng sản trái phép được tăng cường. Tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách về đất dịch vụ đảm bảo đúng pháp luật, hài hòa 3 lợi ích, chú trọng đảm bảo lợi ích của người dân bị mất đất và giải quyết đất ở, nhà ở của nhân dân. 

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo. Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn đã được ban hành, trong đó tỉnh đã tập trung hỗ trợ xây dựng, cải tạo rãnh tiêu thoát nước thải, đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt phân tán cho các cụm tuyến dân cư, hỗ trợ xây dựng hầm biogas, đầu tư xây dựng 35 lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã,.... góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị, các hoạt động về ứng phó, biến đổi khí hậu được triển khai tốt.

Thu Hằng

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất