(TG) - Tính chất khó khăn, phức tạp của công cuộc đổi mới đất nước, của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, của cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động, thù địch ở Việt Nam luôn đòi hỏi một cách nghiêm túc về chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Đứng trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là một vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, nhân tố bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động, vừa phát huy dân chủ, quy tụ được sức mạnh, trí tuệ của tập thể, vừa bảo đảm hiệu quả lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Trước yêu cầu tiếp tục “quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ” như Đại hội XIII của Đảng đề ra, việc hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi ra đời năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao trách nhiệm trước đất nước, dân tộc, nhân dân. Đó là trách nhiệm chính trị cao cả của đội tiền phong lãnh đạo và trách nhiệm của Đảng cầm quyền. Trách nhiệm đó càng rõ nét khi cách mạng, đất nước gặp những khó khăn, thách thức.
(TG) - Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định công tác tuyên truyền, cổ động là công cụ hữu hiệu, vũ khí sắc bén trong việc phổ biến, truyền bá, tập hợp và cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng trong các thời kỳ khác nhau, đặc biệt là những nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.
(TG)-Về bản chất văn học, nghệ thuật không sinh ra để phục vụ chính trị nhưng trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, nó luôn được các giai cấp sử dụng làm công cụ, phương tiện trong công tác tư tưởng.
(TG) - Giám sát là việc làm cần thiết đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, đặc biệt là đối với chính đảng của giai cấp vô sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam.
Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta lãnh đạo đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó chú trọng hợp tác quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định để bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.
(TG) - Lợi ích nhóm diễn ra dưới nhiều biểu hiện ở những quy mô và cấp độ khác nhau; lợi dụng các kẽ hở và ẩn mình trong vỏ bọc của pháp luật, nhân danh cái tốt đẹp và lợi ích chung của quốc gia, cộng đồng, tập thể để vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, người thân và “phe cánh” của mình.
(TG) - Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam thực sự đã trở thành cầu nối, quy tụ những nỗ lực của ngoại giao Đảng, Nhà nước với ngoại giao Nhân dân, triển khai hiệu quả việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ đó, tạo ra sức mạnh to lớn làm thay đổi hẳn sự chênh lệch giữa thế và lực của ta và đối phương.
(TG) - Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam (1968 - 1973) là cuộc đấu tranh vô cùng cam go, phức tạp, đầy kịch tính giữa Việt Nam và Mỹ. Cuối cùng, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đây là thắng lợi vang dội của ngoại giao cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm ngoại giao rất quý báu, trong đó có bài học về độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.
(TG) - Những đổi mới về phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội tập trung ở việc đổi mới các bình diện: Công tác hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; công tác tư tưởng; công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát và cán bộ, đảng viên nêu gương, gắn bó mật thiết với nhân dân.
(TG) - Từ ngày 18 - 30/12/1972, quân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng này mang đậm dấu ấn của sự chủ động, sáng tạo về nghệ thuật quân sự của Đảng.
(TG) - Hệ sinh thái chuyển đổi số, không gian mạng là thành tựu văn minh của nhân loại, nhưng đồng thời cũng có thể để lại những hậu quả xã hội nan giải đối với mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc. Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên phải là những người phải gương mẫu, thông thái và có trách nhiệm xã hội trong sử dụng không gian mạng. Trên cơ sở đó, để góp phần lan tỏa tính tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực khôn lường của không gian mạng đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
(TG)-Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (19/12/1972) là một trong những chiến công oanh liệt, là bản hùng ca vĩ đại trong thế kỷ XX; mãi đi vào lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta như những “Chi Lăng”, “Hàm Tử”, “Đống Đa”, trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chúng ta chiến thắng vì đã phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, trong đó “sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới”(1) là một nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử này.
(TG) - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra một trong 5 bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam là: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội thể hiện trước hết, tập trung nhất ở nội dung và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.