(TG) - Phriđrích Ăngghen (28.11.1820 – 5.8.1895) là người bạn đồng hành, người đồng chí tin cậy của C.Mác. Mặc dù chỉ tự nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai” đứng bên cạnh C.Mác nhưng Ph. Ăngghen không chỉ có công lớn trong việc cùng với C.Mác xây dựng lên một học thuyết khoa học và cách mạng mà còn phát triển chủ nghĩa Mác ngày càng hoàn bị và thực sự trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân trên phạm vi toàn thế giới.
(TG) - Đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người con ưu tú của đất nước và quê hương Vĩnh Long, nhà lãnh đạo tài năng, kiên trung, mẫu mực của Đảng và Nhà nước ta, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với các trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
(TG) - Những câu chuyện sâu sắc về Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với báo chí, tuyên truyền được PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân ghi lại, như một nén tâm tâm nhang tưởng nhớ và thành kính tri ân đối với Ông.
(TG) - Đồng chí Võ Văn Kiệt, tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23/11/1922 trong một gia đình nông dân nghèo tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Xuất thân từ nông dân, chưa tròn 16 tuổi đã thoát ly gia đình, suốt mấy mươi năm đi làm cách mạng, với lòng yêu nước, thương dân, tư chất thông minh hiếm có, nhãn quan chính trị sắc sảo, tầm hiểu biết rộng, sâu sát thực tế, phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm… đã tạo nên tầm vóc, bản lĩnh, nhân cách Võ Văn Kiệt. Đồng chí là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
(TG) - Vấn đề quản lý phát triển xã hội đã trở thành một chủ đề được đặc biệt quan tâm trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và XIII, tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu khoa học và can thiệp trong thực tiễn quản lý phát triển xã hội vẫn còn còn khá mới mẽ trong nhận thức, tư duy và hành động của không ít cán bộ và tổ chức trong hệ thống chính trị; cũng như trong toàn bộ hệ thống xã hội.
(TG) - Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực của Nhân dân, là quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
(TG) - Giải phóng con người khỏi mọi sự khổ đau, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của nhân loại và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, giành thắng lợi đã minh chứng rõ nét cho giá trị nhân văn đó. Những giá trị này sẽ mãi trường tồn cùng lịch sử nhân loại, mãi soi sáng con đường cách mạng vì sự nghiệp giải phóng con người của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
(TG) - Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho Việt Nam bài học hết sức có ý nghĩa về vấn đề xây dựng Đảng hiện nay - Đảng lãnh đạo và cầm quyền.
(TG) - Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử loài người, xây dựng một chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có. Cách mạng Tháng Mười Nga để lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản toàn thế giới nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
(TG) - Cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đầu thành lập Đảng, đồng chí Võ Văn Ngân đã để lại tấm gương đạo đức sáng ngời của người cộng sản, nhà lãnh đạo tài năng, kiên trung, mẫu mực của dân tộc Việt Nam.
(TG) - Cách đây 73 năm, ngày 15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận - một tác phẩm tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng quan điểm mang tầm chiến lược về vai trò của nhân dân, về vấn đề dân chủ, về vị trí, phương pháp, cách thức của công tác dân vận. Ngày 15/10 trở thành Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, đồng thời là "Ngày Dân vận” để cùng nhau học tập và thực hiện những chỉ dẫn sâu sắc, thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.
Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Đảng, Nhà nước, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiện nay là yêu cầu, nhiệm vụ rất quan trọng. Muốn vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và kiểm soát chặt chẽ quyền lực, góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.
(TG) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn nhất quán coi gốc của cách mạng là dân, gốc của công việc là cán bộ, gốc của cán bộ là đạo đức. Vì vậy, bồi dưỡng lương tâm và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên trẻ luôn là gốc trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở mọi thời kỳ cách mạng. Bài viết luận giải và đề xuất giải pháp bồi dưỡng lương tâm và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên trẻ trong giai đoạn mới.
(TG) - Chiều ngày 5/9, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Lê Hồng Phong - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
(TG) - Gần 80 năm trôi qua, nhưng bài học về phát huy sức mạnh lòng dân từ thành công “Quỹ độc lập” - “Tuần lễ VÀNG” tháng 9 năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc đối với phát huy “thế trận lòng dân” (TTLD) thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc hiện nay.