(TG) - Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay
(TG) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông đem tới những thời cơ thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với công tác báo chí, xuất bản hiện nay.
(TG) - Hơn bao giờ hết, các giá trị và bài học của việc mở con đường huyền thoại - Đường Hồ Chí Minh trên biển, đặc biệt là bài học về lòng yêu nước, tinh thần cách mạng và đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc cần được vận dụng, nhân lên gấp bội trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thực hiện “chống dịch như chống giặc”.
(TG) - Đường Hồ Chí Minh trên biển là bản hùng ca bất diệt, hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên mặt trận vận tải chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là niềm vinh quang, tự hào của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền biển, đảo và khơi dậy khát vọng chinh phục biển cả “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh”.
(TG) - Việc nhận diện các biểu hiện cụ thể của “tiêu cực” là không đơn giản, nhưng có thể khái quát lại, biểu hiện rõ nét nhất của “tiêu cực” là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
(TG) - Từ năm 1962, Đảng phát động Cuộc vận động xây dựng chi bộ và đảng bộ “bốn tốt”, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chịu trách nhiệm trước Đảng về công tác tổ chức, đồng chí Lê Đức Thọ là một trong những người chỉ đạo, đề ra chủ trương vừa là người trực tiếp theo dõi sát sao cuộc vận động, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh cũng như sơ kết, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động. Cuộc vận động này để lại những bài học kinh nghiệm quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng hiện nay.
(TG) - Đồng chí Lê Đức Thọ là một trong những chiến sỹ cách mạng tiền bối thuộc lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; nhà lãnh đạo tài năng, bản lĩnh sáng tạo, người cộng sản mẫu mực, người học trò tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí là tấm gương sáng của người cộng sản kiên trung, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân.
(TG) - Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đau đáu tìm kiếm người tài đức, thành tâm trân trọng và sử dụng họ phục vụ cho nhân dân, cho đất nước. Với trường hợp Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh đã rất kiên trì, kiên quyết để mời Cụ tham gia và đảm nhiệm vị trí quan trọng trong Chính phủ liên hiệp. Và có lẽ, chỉ có Hồ Chí Minh mới đủ tầm, tâm, trí để quy tụ được Huỳnh Thúc Kháng – một bậc chí sĩ “học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao”, cũng đã từng nhiều lần từ chối những lời mời gọi hợp tác. Tham gia Chính phủ Liên hiệp ở tuổi 70 “xưa nay hiếm”, Huỳnh Thúc Kháng đã có những đóng góp to lớn cho cách mạng, trong thời điểm vận mệnh dân tộc đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi nhanh và khó lường hiện nay là một trong những nội dung thể hiện hướng tiếp cận mới của Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế.
(TG) - Những điểm mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa, và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận và thực tiễn; kế thừa những kết quả đã đạt được của nhiều nhiệm kỳ trong việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đóng góp vào sự phát triển đất nước trong điều kiện mới, đồng thời, coi trọng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030, và 100 năm thành lập nước vào năm 2045.
(TG) - Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, cung cấp thông tin dịch vụ hành chính công (thông tin HCC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Tây Bắc đã từng bước mang lại cho khu vực này những kết quả cơ bản, tích cực trong cải cách hành chính, góp phần giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
(TG) - Gương mẫu là trách nhiệm, danh dự, tiêu chí của người đảng viên. Hành động gương mẫu của đảng viên góp phần củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Công tác xây dựng Đảng phải đặc biệt chú trọng thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương; thông qua công tác tư tưởng và tổ chức làm cho “nêu gương phải thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng”(1).
(TG) - Hiện nay, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị với phương châm hành động “dựa vào dân, phát huy sức mạnh nhân dân” đã nhân nên niềm tin, tạo ra sức mạnh đồng bộ, thích ứng và làm giảm dần tác hại của dịch bệnh, đưa “con thuyền” phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam dần trở lại quỹ đạo.
(TG) - Tại lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/9 theo hình thức trực tuyến, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
(TG) - Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là vấn đề có tính quy luật của sự tồn tại và phát triển đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ lớn này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý các mối quan hệ khác nhằm đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).