(TG) - Nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là khâu quan trọng, là tiền đề để nghị quyết được triển khai, trở thành hành động nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chính vì thế, đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
(TG) - Bài viết “Cần phải xem báo Đảng” ngắn gọn nhưng súc tích, khái quát cao như phong cách viết vốn có của Bác. Đến nay, sau 68 năm bài báo ra đời, câu chuyện Bác nêu vẫn còn tính thời sự và có giá trị gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về 2 vấn đề: một là, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của báo Đảng; hai là, về “bệnh lười” đọc báo Đảng của cán bộ, đảng viên.
(TG) - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến những vấn đề rất cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. Một trong những vấn đề được Tổng Bí thư rất nhấn mạnh là chủ trương phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ tính ưu việt về chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.
(TG) - Đối với cách mạng An Nam (Việt Nam), Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và đóng góp vô cùng quan trọng. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam Quốc tế".
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, hạnh phúc được xác định là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, là khát vọng phát triển của đất nước, là chuẩn mực tối cao của gia đình Việt Nam. Đó là những chỉ dẫn quan trọng đối với quản trị quốc gia, đưa hạnh phúc trở thành một mục tiêu thực tế trong phát triển đất nước.
(TG) - Phan Đăng Lưu đã góp phần xứng đáng xây dựng nền móng ban đầu cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy tổ chức và đảng viên của mình, với nhân dân, với cách mạng. Nổi bật nhất là trên trận địa tư tưởng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ.
(TG) - Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó “may mắn” trên thị trường có quyền độc chiếm sở hữu. Đất đai của quốc gia, dân tộc phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.
(TG) - Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội của đất nước, bảo đảm sinh kế cho người nông dân.
(TG) - Là một nhà lãnh đạo chủ chốt, đảm nhiệm nhiều chức vụ cao cấp của Đảng: Ủy viên Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (1936-1937), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (1937-1939) và Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương (1939-1941), đồng chí Phan Đăng Lưu có đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng và trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước Việt Nam.
(TG) - Đại tướng Văn Tiến Dũng, người con ưu tú của Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Cuộc đời Đại tướng gắn liền với những giai đoạn cách mạng hào hùng, gian khổ của dân tộc trong hai cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tiếp đó là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí là vị tướng tài ba, văn võ song toàn, một nhà quân sự xuất sắc của Quân đội và dân tộc Việt Nam.
(TG) - Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi đó bắt nguồn từ khí thiêng sông núi, từ sức mạnh lưu truyền Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Cách mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ... từ những nguyên lý cách mạng sáng ngời của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và ý chí, quyết tâm của quân và dân ta. Đồng thời, thắng lợi đó cũng là biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
(TG) - Kế sách chủ động bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy vừa là quan điểm chỉ đạo cơ bản vừa là phương thức hành động tối ưu để chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình từ sớm, từ xa. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; là trách nhiệm chính trị, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
(TG) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang vàng chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam; mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; để lại bài học quý báu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKDT), có giá trị lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(TG) - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế đăng tin, bình luận, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu, làm sâu sắc thêm, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân, củng cố, tăng cường niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam hiện nay là quan điểm về đổi mới sáng tạo, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới.
(TG) - Báo chí cách mạng phải thực sự trở thành trung tâm tư tưởng của Đảng và nhân dân lao động. Nhưng muốn thực hiện được sứ mệnh cao cả đó, bản thân báo chí phải luôn coi tính đảng là một thuộc tính, một yêu cầu trong sự tồn tại, phát triển của báo chí cách mạng. Hơn trăm năm qua đi, cho đến hôm nay, những quan điểm này của V.I. Lê – nin vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta coi công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt.