(TG) - Phát huy mạnh mẽ dân chủ, khuyến khích tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu lý luận là một chủ trương đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng ta.
Mô hình chính quyền đô thị mặc dù bước đầu đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019), nhưng về cơ bản chưa thật sự đáp ứng các đặc điểm của đô thị và yêu cầu quản lý đô thị ở nước ta. Nhiều giải pháp cải cách thí điểm mô hình chính quyền đô thị đang được triển khai tại một số địa phương với kỳ vọng tìm được mô hình tổ chức chính quyền địa phương thích hợp với đô thị Việt Nam. Trong xu hướng đó, mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ sớm được hiện thực hóa trong thực tiễn phát triển đô thị Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương còn cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ để phát huy tốt vị trí, vai trò của mô hình thành phố này trong sự phát triển của hệ thống đô thị Việt Nam nói chung và sự phát triển của thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.
(TG) - Phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát là một vấn đề quan trọng trong nhận thức của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là một quá trình, có tính kế thừa đã có bước phát triển mới.
Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28-8-2006, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, về đảng viên làm kinh tế tư nhân, là một quy định phù hợp yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến khác về vấn đề này, hoặc chưa hiểu thấu đáo, hoặc lợi dụng hiện tượng kinh doanh bất chính của một số đảng viên để đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng. Bài viết xin trao đổi để làm rõ thêm tính đúng đắn của chủ trương này.
(TG) - Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là công tác thường xuyên, cơ bản, mà còn được đặt ra như một trong những vấn đề bức thiết trong bối cảnh công tác tư tưởng hiện nay.
(TG) - Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã khẩn trương, tích cực tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề xuất chủ trương, cách làm mới trong công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội. TS. Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương trả lời phỏng vấn của Tạp chí Tuyên giáo xung quanh nội dung này.
(TG) - Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động nghiên cứu lý luận trong một phần tư thế kỷ qua đặt ra nhiều vấn đề về tư duy, nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện… cần được giải quyết tốt nhằm đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.
(TG) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Thanh Nghị có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thi đua yêu nước. Những quan điểm chỉ đạo và thành tựu của phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam in đậm dấu ấn cá nhân Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Thi đua Trung ương Lê Thanh Nghị.
Sáng 3/3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận trong giai đoạn tới.”
(TG)- Suốt cuộc đời mình, không chỉ trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; hiên ngang, anh dũng trước kẻ thù, đồng chí Lê Thanh Nghị còn là tấm gương tiêu biểu của người cộng sản luôn thực hành cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, yêu thương bạn bè, bao dung, độ lượng với anh em, cán bộ cấp dưới và gần gũi đồng bào, đồng chí.
(TG) - Cách đây 173 năm, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu bước phát triển trong lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác. Một trong những quan điểm nổi bật của tác phẩm là C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp công nhân có thể bước lên vũ đài chính trị và khẳng định vai trò to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Cho đến nay, quan điểm này vẫn có ý nghĩa to lớn, nhất là cung cấp cơ sở lý luận vững chắc để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
(TG) - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam vừa là mô hình kinh tế thị trường phổ quát, vừa có tính đặc thù riêng, cụ thể.
(TG) - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Châu Á; làm thay đổi cục diện địa chính trị thế giới; khẳng định một đất nước độc lập, tự do; một đất nước có chủ quyền trên đất liền, trên biển, trên không. Nhưng trên hết, thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tư duy, nhận thức và hành động của con người công dân Việt Nam.