Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Dân vận khéo việc gì cũng thành công", buổi đầu gặp khó khăn, ông đã trực tiếp đến trao đổi, nhờ linh mục giáo xứ, thông qua các buổi lễ tại nhà nhắc nhở bà con tham gia đầy đủ các phong trào và vận động con em chăm chỉ học hành, tránh xa các tệ nạn xã hội, thực hiện sống "tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước".
Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía tây nam giáp nước CHDCHD Lào, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây bắc giáp huyện Vũ Quang, Phía đông giáp huyện Can Lộc, phía đông và đông nam giáp huyện Thạch Hà và Can Lộc. Địa hình nhiều đồi núi, núi Rào Cỏ (2.235 m). Sông Ngàn Trươi chảy xuống đổ vào sông Ngàn Sâu. Đất phần lớn là feralit núi. Diện tích 1.241,78km2. Dân số 102.721 gồm các dân tộc Thổ, Thái, Kinh nhưng dân tộc Kinh chiếm đa số.
Xã Lộc Yên là xã vùng xa của huyện tiếp giáp với phía Đông Bắc của thị trấn Hương Khê, trong đó thôn Thái Thượng gồm 70 hộ dân, phần lớn là đồng bào theo đạo Thiên chúa; thôn có nhà thờ lớn của giáo xứ Tràng Lưu, trung tâm giáo hạt của Hương Khê. Đời sống nhân dân ở đây thiếu thốn vì chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng ruộng đất vốn manh mún, điều kiện sản xuất lại phụ thuộc vào thiên nhiên, nên gần 10 năm về trước, thôn Thái Thượng thuộc diện "tụt hậu" của xã, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rất khó khăn, các phong trào trong thôn yếu kém, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, học sinh bỏ học giữa chừng nhiều…
Trước tình hình đó, với trách nhiệm của Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, ông Long rất trăn trở: Tại sao các nơi khác phong trào phát triển mà Thái Thượng lại không làm được? Đặt ra câu hỏi rồi tự ông đi tham quan, học hỏi nhiều nơi để rút kinh nghiệm, sau đó về vận dụng vào điều kiện cụ thể ở địa phương mình. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Dân vận khéo việc gì cũng thành công", buổi đầu gặp khó khăn, ông đã trực tiếp đến trao đổi, nhờ linh mục giáo xứ, thông qua các buổi lễ tại nhà nhắc nhở bà con tham gia đầy đủ các phong trào và vận động con em chăm chỉ học hành, tránh xa các tệ nạn xã hội, thực hiện sống " ốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước". Công tác vận động bà con giáo dân thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là một việc cực kỳ khó khăn nhưng ông Long đã cùng cán bộ hội phụ nữ " đến từng ngõ, gõ từng nhà" vận động các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai để sinh con ra phải nuôi nấng bằng bạn bằng bè mới đúng lời răn của Chúa. Bằng cách làm kiên trì, bền bỉ như vậy , thôn Thái Thượng từ chỗ có nhiều người sinh con thứ 3, thứ tư ( thậm chí thứ 7, thứ 8) nhưng 3 năm nay, không còn cặp vợ chồng nào sinh con thứ 3 trở lên. Bản thân ông Long không những là người làm kinh tế giỏi mà còn hết lòng giúp đỡ nhiều gia đình trong thôn về vốn, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, mở mang dịch vụ…Nhờ đó, kinh tế của nhiều gia đình đã khá hơn trước.
Việc vận động nhân dân hiến đất, đóng góp kinh phí làm đường giao thông, kênh mương bê tông được tiến hành trong nhiều năm, nên đến nay đường trong thôn phần lớn đã được bê tông hóa, kênh mương tưới tiêu cơ bản hoàn thành, phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống. Khi chi bộ Đảng có chủ trương mở mới con đường đi qua 2 thôn (Thái Thượng - Bàu Mạy) dài hơn 1 km phải mất 7000m2 đất nông nghiệp của 28 hộ, trong đó có vườn cây ăn quả của 2 hộ dân nhiều người còn e ngại. Để những hộ dân đó đồng tình hiến đất, hiến tài sản vì lợi ích chung, ông Long không quản ngày đêm, kiên trì vận động, thuyết phục; thậm chí có khi ông phải điện thoại cho người thân ở xa nhờ tác động. Bằng sự chân thành, nhiệt tình, lòng nhẫn nại cộng với uy tín cá nhân, các hộ đều nhất trí nhường đất, chặt cây để làm đường mà không cần tiền đền bù. Con đường thông thương 2 thôn được hoàn thành tạo thuận lợi cho nhân dân trong phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh nên người dân rất phấn khởi.
Từ một đơn vị yếu kém, sau nhiều năm lỗ lực phấn đấu dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự tập hợp đoàn kết toàn dân của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, thôn Thái Thượng đã chuyển biến đi lên, trở thành thôn điển hình của xã và huyện Hương Khê. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nơi đây được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, không có tệ nạn xã hội, bà con đoàn kết xây dựng thôn văn hóa, xứ đạo văn minh. Trong thành tích chung của tập thể cán bộ thôn và nhân dân có sự đóng góp tích cực của Trưởng ban Mặt trận Nguyễn Vĩnh Long. Với những cống hiến của bản thân, ông Long được Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tặng bằng khen trong thực hiện phong trào thi đua " Dân vận khéo"./.
Thanh Huyền
(Nguồn: Tạp chí TĐKT)