Thứ Ba, 26/11/2024
Thực tiễn kinh nghiệm
Thứ Sáu, 14/10/2011 8:30'(GMT+7)

Người lính nơi đầu nguồn lũ

Những ngày đầu tháng 10/2011, mực nước lên cao vượt báo động 3, kèm theo sóng gió khiến đoạn đê kênh Lê Văn Khương, ấp Gò Chuối, xã Hưng Điền bị vỡ khoảng 30 mét nếu không khắc phục kịp thời, dòng chảy xoáy có thể sẽ làm sạt lở cuốn trôi đường giao thông ở khu dân cư Hưng Điển, cắt đứt tuyến giao thông qua lại giữa huyện với xã và trong vùng, rất nguy cơ cho việc sơ tán chạy lũ. Trung uý Nguyễn Ngọc Thơ - Chính trị viên Phó đại đội Bộ binh Tân Hưng cho biết: “Khi được tin báo vỡ đê, hơn 1 tiếng đồng hồ sau, 50 cán bộ chiến sĩ nhanh chóng có mặt tại đê. Trong dòng nước cuồn cuộn chảy xiết, mực nước ở bên ngoài đê cao hơn 1 mét, mặc trời mưa tầm tã, bộ đội người có áo phao, người không có, bất chấp nguy hiểm, gian khổ đã trầm mình dưới nước hơn 10 tiếng đồng liền để đóng cọc, vác những bao cát tấn cản dòng chảy. Làm việc quên thời gian, đến 2 giờ trưa, anh em mới thay nhau ăn vội ổ bánh mì rồi tiếp trở lại công việc với quyết tâm ngăn dòng chảy càng sớm càng tốt”.

Sau gần một ngày vật lộn với lũ vừa ngăn được dòng chảy, cũng là lúc trời sắp về chiều, cùng lúc đó đơn vị lại nhận tin báo đoạn đê ở kênh Cái Cỏ, xã Hưng Điền cách đó 1 km có nguy cơ vỡ, trong khi đó, bên trong đê còn 32 ha lúa chuẩn bị thu hoạch. Quên cả cái lạnh, cái mệt của một ngày dầm mình dước nước, 20 cán bộ chiến sĩ đã nhanh chân lên tàu di chuyển đến đoạn đê bị sạt lở để giúp dân gia cố ngay đoạn đê xung yếu đến tối mới xong. Bác Đỗ Văn Quân, ấp Gò Chuối, xã Hưng Điền bảy tỏ, nhờ sự có mặt kịp thời của bộ đội, nếu không 32 ha lúa của bà con nằm trong đê sẽ bị mất trắng. Sau đó, anh em bộ đội còn hỗ trợ dân gặt lúa bảo vệ mùa vụ an toàn.

Được biết hiện nay, ở huyện Tân Hưng có gần 100 cán bộ chiến sĩ đang hỗ trợ dân di dời hơn 400 hộ bị ngập sâu sơ tán lên các cụm, tuyến dân cư né đỉnh lũ lớn an toàn./.

Thanh Tuấn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất