Thứ Hai, 23/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Năm, 19/1/2012 22:39'(GMT+7)

Nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn ở Cao Bằng

Dân ca Cao Bằng là kho báu đồ sộ, quí hiếm mang tâm hồn, bản sắc văn hóa của quê hương.

Dân ca Cao Bằng là kho báu đồ sộ, quí hiếm mang tâm hồn, bản sắc văn hóa của quê hương.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về việc "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc"; được sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, văn hóa nông thôn ở Cao Bằng ngày càng được coi trọng, gắn liền với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Việc triển khai xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa đã có nhiều cố gắng và thu được những kết quả tích cực. Theo đó, tỉnh đã quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như: cấp thiết bị cho các xã đặc biệt khó khăn, thiết bị hoạt động cho các nhà văn hóa cấp tỉnh, cấp xã và xóm, đội thông tin lưu động các huyện, thị và hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa vùng đặc biệt khó khăn,... Công tác xã hội hóa cũng luôn được các cá nhân, tổ chức xã hội quan tâm hỗ trợ, nên trang thiết bị và các nguồn kinh phí đã được các tuyến cơ sở phát huy tốt trong việc tổ chức các hoạt động chính trị và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Bộ mặt văn hóa nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc từng bước được đổi mới.

Các hoạt động văn hóa thông tin đang trên đà phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, các giá trị văn hóa truyền thống từng bước được gìn giữ phát huy, góp phần cổ vũ động viên các tầng lớp xã hội, nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái thi đua sản xuất, xây dựng quê hương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Công tác xây dựng làng văn hóa đã tích cực góp phần củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; tăng cường tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, động viên nhau thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an ninh, an toàn xã hội trong mỗi cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tín ngưỡng truyền thống được quan tâm củng cố; các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca được lưu giữ, bảo tồn và ngày càng phát huy giá trị, tạo nên "vườn hoa" dân ca của tỉnh rực rỡ, đậm đà hương sắc. Sự đổi mới trong quản lý tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã tạo điều kiện cho nhân dân trở thành chủ thể tích cực trong tổ chức xây dựng đời sống văn hóa, phát huy dân chủ, vai trò tự quản ở cộng đồng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tính từ năm 2002 đến nay, tổng kinh phí đầu tư phát triển văn hóa nông thôn cấp qua ngân sách tỉnh là 8.525 triệu đồng; ngân sách huyện cấp gần 1.300 triệu đồng; ngân sách xã chi cho hoạt động văn hóa khoảng 2.646 triệu đồng. Kinh phí nhà nước cấp hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa từ năm 2003 - 2010 khoảng 12,3 tỷ đồng. Tổng kinh phí xã hội hóa huy động từ năm 2003 đến nay để xây dựng nhà văn hóa xã, phường, nhà văn hóa xóm, tổ dân phố trên 25 tỷ đồng.

Những  năm qua, diện mạo văn hóa nông thôn trong toàn tỉnh đã có những nét khởi sắc, góp phần không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Hoạt động thông tin - cổ động - triển lãm đã được coi trọng. Phong trào văn nghệ quần chúng đã được quan tâm và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.

100% đường đến trung tâm các xã được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 83,2%. Đã có 179/199 xã, phường có điện lưới quốc gia với 84% số hộ dân được dùng điện; 90% hộ dân được xem truyền hình, 95% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. 100% xã được phủ sóng điện thoại di động. Tham gia sinh hoạt văn hóa chiếm tỷ lệ 17%, tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiến tỷ lệ 19,5%. Trong đó dân số nông thôn chiếm tỷ lệ 10,6%, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sở thích chiếm tỷ lệ 1,5%, tham gia lễ hội chiếm tỷ lệ 25%. Số người dân được tuyên truyền, phổ biến pháp luật chiếm tỷ lệ 80%, được phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40%, được xem nghệ thuật chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 29%, được xem chiếu bóng lưu động chiếm tỷ lệ 60%.

Đó là những “con số” biết nói, ghi nhận những kết quả đạt được của văn hóa nông thôn Cao bằng. Song bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là:

Trước hết, một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Hai là, Việc chỉ đạo triển khai xây dựng văn hóa nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chất lượng làng văn hóa còn thấp so với yêu cầu. Các cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa như Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa xóm, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT, tủ sách báo, trang thiết bị, đường làng ngõ xóm chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, các điều kiện hoạt động văn hóa, thể thao còn thiếu, công tác xã hội hóa còn hạn chế, kinh phí cấp cho hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ sở vẫn còn hạn hẹp.

Công tác xây dựng làng văn hóa chưa đồng đều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tiến độ chậm, còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều làng, xóm vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, chuồng trại gia súc vẫn để dưới gầm nhà sàn là vấn đề nan giải cần có biện pháp khắc phục. Trong đó, xây dựng làng văn hóa có đủ điều kiện để khách đến thăm quan, du lịch chưa được quan tâm; các di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa đang dần xuống cấp, mai một và quên lãng, trong khi đó, lại gặp khó khăn về kinh phí, về trang thiết bị hoạt động, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng với nhiệm vụ công tác.

Ba là,  Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, chưa phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong công tác xây dựng văn hóa nông thôn, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh.  Đội ngũ cán bộ làm văn hóa - thông tin ở cơ sở còn nhiều hạn chế, nhất là công tác tổ chức đưa hoạt động văn hóa vào trong nhân dân.

Những kết quả bước đầu đạt được: 100% đường đến trung tâm các xã được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 83,2%. Đã có 179/199 xã, phường có điện lưới quốc gia với 84% số hộ dân được dùng điện; 90% hộ dân được xem truyền hình, 95% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. 100% xã được phủ sóng điện thoại di động. Tham gia sinh hoạt văn hóa chiếm tỷ lệ 17%, tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiến tỷ lệ 19,5%. Trong đó dân số nông thôn chiếm tỷ lệ 10,6%, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sở thích chiếm tỷ lệ 1,5%, tham gia lễ hội chiếm tỷ lệ 25%. Số người dân được tuyên truyền, phổ biến pháp luật chiếm tỷ lệ 80%, được phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40%, được xem nghệ thuật chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 29%, được xem chiếu bóng lưu động chiếm tỷ lệ 60%.



Hoàng Kim Tuyến

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất