Thứ Tư, 4/12/2024
Tây Ninh
Thứ Sáu, 1/7/2022 16:34'(GMT+7)

Nỗ lực xây dựng Tây Ninh thành cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một góc thành phố Tây Ninh hôm nay

Một góc thành phố Tây Ninh hôm nay

 

Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và là 1 trong 9 tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; với diện tích tự nhiên 4.041,25 km2, gồm 09 đơn vị hành chính; dân số trung bình năm 2020 là 1.178.329 người, chiếm 1,2% dân số toàn quốc và khoảng 6,4% dân số vùng Đông Nam bộ; mật độ dân số 291,5 người/km2; hiện có 21 dân tộc thiểu số, 5 tôn giáo chính (chiếm 70% dân số toàn tỉnh). Tỉnh nằm trong vùng ít chịu các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chất lượng môi trường còn khá tốt so với Vùng và cả nước, tài nguyên nước dồi dào về cả nguồn nước mặt và nước ngầm. Một số ngành kinh tế có mức độ tập trung lao động cao hơn vùng Đông Nam bộ. Quỹ đất nông nghiệp  có các điều kiện thổ nhưỡng đáp ứng tốt với điều kiện cây trồng đem lại giá trị cao cho phát triển nông nghiệp; quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp còn dồi dào.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp; chất lượng lao động chưa cao, thiếu sự liên kết giữa các khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, hầu hết đang ở giai đoạn đầu tư ban đầu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa được đầu tư hoàn thiện, nhất là kết nối giao thông liên kết vùng còn nhiều hạn chế.

Tỉnh có 240km đường biên giới với giáp 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, với 03 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở. Vì vậy, Tây Ninh là địa bàn rất quan trọng trong giao thương, trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kong, giữ vai trò chiến lược trong bảo vệ quốc phòng, an ninh đối với Vùng và cả nước. Hồ Thủy lợi Dầu Tiếng có dung tích chứa 1,58 tỷ m3 nước thực hiện nhiệm vụ cấp nước tưới trực tiếp cho hơn 100.00 ha đất nông nghiệp của các tỉnh Tây Ninh, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; tạo nguồn nước cho vùng hạ du sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông đẩy mặn với diện tích 40.000 ha; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An.

Tây Ninh nhìn từ trên cao

Tây Ninh nhìn từ trên cao

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Tây Ninh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của TPHCM với định hướng: Phát triển theo hướng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia. Xây dựng các điểm, khu dân cư biên giới gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Sau khi tiếp thu và triển khai thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW và Kết luận 27-KL/TW, Tây Ninh đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, tạo chuyển biến rõ rệt về chất, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của các ngành kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của Vùng. Phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong thế liên kết chung của vùng. Phấn đấu đưa Tây Ninh phát triển nhanh, phấn đấu giảm dần khoảng cách chênh lệch với các tỉnh trong vùng. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thu nhập bình quân đầu người vượt mức bình quân cả nước vào năm 2010 và phấn đấu đạt trên 70% mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2020.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, Tây Ninh đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.


NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

GRDP năm 2020 của tỉnh đạt 87.686 tỷ đồng (tăng 7,6 lần so với năm 2005); quy mô GRDP của Tây Ninh còn nhỏ so với GRDP của các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, chỉ cao hơn so với tỉnh Bình Phước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010; 2011-2015; 2016-2020 đạt lần lượt là 12,8%, 7,4% và 7,3%. So sánh tốc độ tăng trưởng của Tây Ninh với các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ cho thấy mức tăng GRDP của Tây Ninh ở mức khá. Từ năm 2020, tác động của dịch COVID-19 đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng GRDP của các tỉnh Đông Nam bộ, tăng trưởng GRDP của Tây Ninh ở mức gần thấp nhất khu vực, chỉ xếp trên Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công nghiệp tăng trưởng khá và đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế; tập trung cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị; thương mại - dịch vụ và du lịch có nhiều khởi sắc; chú trọng tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp có bước phát triển; kinh tế hợp tác, hợp tác xã được quan tâm củng cố. Thu hút đầu tư tăng mạnh, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài cao.

Đô thị có bước phát triển, tỷ lệ đô thị hóa tăng gấp 02 lần so với giai đoạn trước, đạt 41,8%; thị xã Tây Ninh được công nhận là đô thị loại III năm 2012 và thành lập thành phố thuộc tỉnh năm 2013; huyện Trảng Bàng, huyện Hòa Thành được công nhận đô thị loại IV năm 2018 và thành lập thị xã thuộc tỉnh năm 2020.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu được quan tâm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về đất đai, khoáng sản và môi trường, không để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm đề ra; thực hiện tốt chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; quan tâm hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo còn nhiều khó khăn.

Khoa học - công nghệ có bước phát triển về số lượng, chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, quản lý, quốc phòng, an ninh… Nhiều đề tài khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có tính thực tiễn và mang lại hiệu quả cao.

An sinh xã hội được bảo đảm, nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.

Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (cầu, đường) được chú trọng đầu tư, đạt kết quả quan trọng. Đa dạng hóa các nguồn lực; tập trung đầu tư có trọng điểm các tuyến đường giao thông huyết mạch mang tính kết nối vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động tư pháp chuyển biến tích cực. Công tác đối ngoại được tăng cường, hợp tác được mở rộng. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức được chú trọng thường xuyên, tạo sự chuyển biến tích cực.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC

Kinh tế hợp tác số lượng còn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, chưa thể hiện vai trò đầu tàu trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; liên kết đầu tư – sản xuất - tiêu thụ còn ít, chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp.

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế các năm gần đây của Tây Ninh chưa đạt theo kế hoạch đề ra; quy mô, năng lực, sức cạnh tranh của tỉnh cũng như năng suất lao động chưa cao; tiềm năng, lợi thế khai thác chưa đúng mức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm.

Hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác quy hoạch còn bất cập, thiếu tầm nhìn dài hạn.

Văn hóa - xã hội có mặt chưa vững chắc, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn; công tác cải cách hành chính chưa toàn diện; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có mặt chưa tốt; nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ còn bất cập. An ninh trật tự còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có mặt chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ.

Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mặc dù đã ban hành Nghị quyết thực hiện, thành lập các Tổ chuyên đề theo từng lĩnh vực, đề ra những hoạt động cụ thể, tuy nhiên chưa có cơ chế gắn kết, phối hợp giữa các Tổ chuyên đề. Các Tổ chuyên đề còn hoạt động riêng lẻ và kết quả chưa có nhiều nổi bật, chưa tương xứng với tiềm năng liên kết giữa các tỉnh, thành trong vùng. Sự phối hợp, hợp tác chưa được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục, thiếu chiều sâu và chi tiết nên chưa mang lại hiệu quả cao.

Do đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam còn khác nhau nên việc chọn lựa ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội để thí điểm xây dựng hệ thống CSDL chung gặp nhiều khó khăn trong quá trình khảo sát. Sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối chưa chặt chẽ. Sự phối hợp của các địa phương đôi khi chưa kịp thời để có thể đáp ứng yêu cầu đột xuất của thị trường, nên công tác triển khai hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn.

 

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh: Qua gần 17 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW, ngày 29.8.2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 2.8.2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị đã có tác động tích cực, toàn diện lên sự phát triển kinh tế- xã hội của Tây Ninh nói riêng và của vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh: Qua gần 17 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW, ngày 29.8.2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 2.8.2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị đã có tác động tích cực, toàn diện lên sự phát triển kinh tế- xã hội của Tây Ninh nói riêng và của vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUÝ

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, Tây Ninh đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý.

 Một là, cần tiếp tục triển khai quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 53/NQ-TW của Bộ Chính trị đối với các nhiệm vụ của ngành.

Hai là lồng ghép việc thực hiện các chương trình đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực vào phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để huy động nguồn lực, đẩy nhanh việc hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết trong giai đoạn tiếp theo.

Ba là,  rà soát, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện và mang lại hiệu quả thực sự để tạo động lực đủ mạnh thúc đẩy, kích thích sản xuất theo hướng hiện đại và bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bốn là tăng cường công tác phối hợp với các địa phương trong vùng để phát huy thế mạnh của các địa phương nhất là trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, từng bước hình thành chuỗi giá trị nông sản trong phạm vi trong tỉnh và liên tỉnh.

 Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn để khắc phục; sơ kết, tổng kết đánh giá sâu từng vấn đề để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới./.



 

 

Giao Tuyến

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất