Thứ Bảy, 5/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Ba, 16/12/2008 9:25'(GMT+7)

Phần mềm mã nguồn mở và cơ hội ứng dụng trong ngành giáo dục

Môi trường Giáo dục và đào tạo sẽ là cơ hội tốt để PMMNM phát triển.

Môi trường Giáo dục và đào tạo sẽ là cơ hội tốt để PMMNM phát triển.

Khai thác, sử dụng và đưa PMMNM vào giảng dạy đang là một trong số những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 và các năm học tới được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục của Việt Nam hết sức quan tâm. Theo ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực tế từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem trọng viẹc khai thác, sử dụng và đưa PMMNM vào giảng dạy và việc ứng dụng đã được triển khai khá thành công.

Các lý do khiến ngành Giáo dục ưu tiên khai thác và sử dụng PMMNM đó là do nó ngày càng phát triển, tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng và giảng dạy; Vấn đề tôn trọng bản quyền phần mềm khiến việc khai thác và sử dụng PMMNM là giải pháp tốt nhất để chống lại phần mềm lậu khi Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Rồi lượng người dùng của ngành rất lớn, vai trò của ngành giáo dục tạo ra một thế hệ công dân điện tử tương lai nên cần chọn phương án tối ưu cho tương lai; Việc khai thác và sử dụng PMMNM sẽ kích thích yếu tố học tập tích cực, học đi đôi với hành...

Trên thực tế, chấp hành chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường Đại học như ĐHSP TP HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội... đã sớm triển khai một lộ trình chuyển sang sử dụng PMMNM. Từ ba năm nay, việc sử dụng PMMNM trong xây dựng chương trình đào tạo về CNTT - truyền thông đã được ứng dụng tại khoa CNTT của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả cho thấy việc ứng dụng PMMNM sử dụng trong đào tạo cho sinh viên là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng các yêu cầu và đào tạo. Điều này đã được chứng minh khi hầu hết các sinh viên đạt chất lượng cao do được thực hành tốt, nắm vững các kiến thức, các kỹ năng làm việc với PMMNM, nhất là đã đạt yêu cầu theo đánh giá của các doanh nghiệp

Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo Quách Tuấn Ngọc đã khẳng định chắc như đinh đóng cột, khai thác sử dụng PMMNM trong công tác văn phòng, trong giảng dạy sẽ là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong những năm tới. Bộ GDĐT sẽ xây dựng các chương trình đào tạo, giảng dạy trên khung PMMNM để chuẩn bị cho một thế hệ công dân không bị phụ thuộc và một vài sản phẩm thương mại khép kín. Tuy nhiên, để làm được việc này, theo ông Ngọc, không phải chỉ riêng quyết tâm của lãnh đạo ngành là đủ mà cần có sự hợp sức của tất cả các cơ quan, đơn vị, công ty và khối giáo dục có liên quan.

Đồng quan điểm này, ông Trần Lương Sơn, Tổng giám đốc Công ty phần mềm Việt Vietsoftware cho rằng, nếu việc Bộ GD và ĐT chỉ đạo toàn ngành chuyển sang nguồn mở thành công sẽ là một đột phá với sự phát triển PMMNM ở Việt Nam. Vietsoftware và liên minh phần mềm nguồn mở châu Á Asianux trong đó Vietsoftware là thành viên sẵn sàng cấp miễn phí cho toàn ngành giáo dục hệ điều hành nguồn mở Asianux Desktop cho máy tính để bàn trong năm 2009. Ngoài ra còn có những hỗ trợ đặc biệt khác dành cho ngành giáo dục như hợp tác đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo trên nền tảng mã nguồn mở hướng tới ứng dụng trong thực tế; tư vấn, hỗ trợ triển khai các hệ thống e-learning system trên nền tảng Asianux OS cùng với moodle, eXe và iTALC...

Nhiều sự hỗ trợ là vậy song, ông Sơn cũng nhấn mạnh lại, điều quan trọng nhất hiện nay là việc tiếp nhận và sử dụng của chính ngành giáo dục. Bởi nếu ngành tiếp nhận để rồi sau đó lại chuyển sang nguồn đóng thì sẽ không đem lại kết quả gì.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất