Thứ Ba, 1/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Ba, 15/3/2011 15:3'(GMT+7)

Quản lý làng xã cần được coi là một nội dung của cải cách hành chính công tại Việt Nam

 Tiến sĩ Kato Atsufumi của Đại học Nanzan cho rằng quản lý làng xã là một chủ đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá và khoa học chính trị Việt Nam cũng như đối với các nhà lãnh đạo và các tổ chức quốc tế quan tâm đến cải cách hành chính ở Việt Nam. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, Hội đồng lý luận trung ương tham luận với tiêu đề: "Cải cách hành chính ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế - lý luận và thực tiễn". Theo Giáo sư, Tiến sĩ thì toàn bộ hoạt động cải cách hành chính phải hướng tới dân, vì dân nên phải chú trọng tới địa bàn cơ sở, nhất là ở nông thôn theo phương châm Hồ Chí Minh "làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân, bồi dưỡng dân, phát triển dân, vì dân". Về kinh nghiệm quản lý làng xã của Việt Nam nhìn từ mối quan hệ Làng-Nước, Gs. Ts Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển cho rằng: quản lý hành chính là quản lý bằng pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội Việt Nam truyền thống khi luật pháp chưa hoàn chỉnh, không bao quát được hết đời sống xã hội nông thôn và bản thân người nông dân chưa thực sự hiểu biết và quan tâm đến pháp luật thì quản lý hành chính tuyệt đối tránh cực đoan, máy móc, cần các biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, hiệu quả. Làng xã Việt Nam có những đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử đất nước. Trong công cuộc công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới ngày nay, chúng ta không thể không quan tâm tới công tác tổ chức làng xã.
Ts Thaveeporn Vasavakul, Cơ quan phát triển quốc tế tại Việt Nam cho rằng thời gian qua các tổ chức phát triển quốc tế đã có đóng góp lớn vào chương trình cải cách hành chính công tại Việt Nam nhưng còn hạn chế vì chưa quan tâm triển khai một chương trình toàn diện nhằm vào chính quyền cấp xã. Thạc sĩ Nguyễn Trí Sơn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho rằng bảo tồn và phát huy các di tích và chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống là một trong những biện pháp quản lý làng xã có hiệu quả. Xây dựng làng văn hoá góp phần tích cực vào chương trình cải cách hành chính, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn./.



Lê Văn Thơn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất