Thứ Bảy, 21/9/2024
Giới thiệu tác phẩm
Thứ Sáu, 12/2/2010 17:16'(GMT+7)

Rừng giáng hương xanh lại, đàn ong đang trở về

Từ thung lũng Giăng Ché – trung tâm của huyện miền núi Khánh Vĩnh theo đường chim bay về đến Nha Trang dài chưa tới hai mươi ki lô mét. Đường trải nhựa bây giờ xe đi cũng chỉ hơn nửa giờ đồng hồ. Vậy mà trong hồi ký của mình, bác sỹ Yesin – một người gốc Pháp từng gắn bó cuộc đời mình cho sự nghiệp y học và thám hiểm những vùng đất mới ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, để rồi sau đó, ông đã chọn Nha Trang sống cho đến trọn đời, kể rằng: “Có một lần từ trại nuôi bò ngựa để chế Vắc xin của ông tại Suối Dầu – Diên Khánh, Yesin đã tổ chức một chuyến đi thám hiểm về phía Tây, lên cao nguyên Lăng Biăng ( Đà Lạt ngày nay). Để đi được tới thung lũng Giăng Li, Giăng Ché, ông và những người giúp việc đã phải xuyên rừng đi bộ mất bốn ngày đường. Trong những trang sách hiếm hoi, rất kiệm lời của mình – nhà bác học người Pháp đã mô tả đây là một vùng núi non hiểm trở xen kẽ với những thung lũng rất đẹp và thơ mộng.Rừng già đại ngàn, có những cây gỗ to tới mấy người ôm mới xuể, xen lẫn với những cánh rừng mọc đầy tre, lim, sến, táu, kền kền, giáng hương... Đường càng lên cao càng hiểm trở, nhưng lên đến độ cao ngàn thước, vào buổi trưa đất trời như mở rộng, thông xanh cao vút, tưởng như gặp lại các dãy núi ở tổng Vaud, Thụy Sĩ quê hương ông. Nhưng chiều xuống, sương mù giăng phủ. Trong các cánh rừng, vạt rãy của đồng bào, từng đàn hươu nai chạy băng qua những quả đồi tranh đang chìm trong sương. Dọc theo sông Gia Lô, Gia Tom nước xanh trong, lâu lâu lại gặp những thác đá. Vào mỗi buổi sáng, ở những bãi cát ven sông còn để lại những dấu chân cọp, chân voi to bằng miệng rá. Ẩn khuất sau những cánh rừng cây cao ngút ngàn là những nương rẫy của các tộc người Tơ rin, Rắc Lay, Ê đê lợp bằng lá gồi, lá mây giang dài cả chục thước…Còn những ngôi nhà sàn của người Rắc Lay nhỏ bé, nằm chênh vênh trên những sườn đồi. Nhiều ngôi nhà đơn sơ, mái lợp lá chuối rừng. Rẫy tàn, lá chuối lợp nhà chưa khô, người Rắc Lay lại bồng bế nhau đi tìm đất mới.

Theo những tư liệu có từ thời Pháp, vừng rừng núi miền tây Khánh Hòa, quanh các dãy núi Hòn Bà, Hòn Dù, Hòn Dữ là nơi có nhiều gỗ quí. Một trong những loại gỗ ấy là giáng hương. Ở đây giáng hương mọc thành rừng, gỗ chắc, vân lại đẹp, chuyên dùng làm đồ gỗ cao cấp. Những ông già bà cả người Rắc Lay, những cán bộ từng sống trong căn cứ kháng chiến chống Mỹ ở miền tây Khánh Hòa, vùng Hòn Dù, Hòn Dữ có những cánh rừng gỗ hương rộng hàng trăm hecsta. Vào mỗi kỳ giêng hai, xuân về, mai nở khắp rừng, mùi hoa của giáng hương tỏa thơm ngào ngạt. Từng đàn ong rừng bay về lấy mật.

Vậy mà chỉ ít năm sau ngày giải phóng, những cánh rừng gỗ hương có đường kính hàng mét liên tục bị đốn ngã. Đến một lúc gỗ giáng hương không còn nũa. Rừng tan, ong cũng bay đi. Những người đi khai thác của rừng phải tìm đến cây mây, cây song. Bây giờ là mặt hàng xuất khẩu có giá. Họ rủ nhau đổ xô vào rừng tìm trầm và chặt phá mây song. Mỗi năm một cây mây, cây song mọc dài không quá một thước. Loài mây, song sợ ánh nắng, ưa mát sống trong bóng rợp. Cây ăn ngang trên mặt đất. Đến một ngày cây mây, cây song ở rừng cũng hết. Đã có lúc sức rừng cạn kiệt. Cụ Bẩy Xà A một người du kích nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, một “A ma” của núi rừng miền tây Khánh Hòa, lúc còn sống tôi đã dịp ngồi hầu chuyện cụ. Bên bếp lửa, bên ché rượu cần, cụ kể. Cứ mỗi lần nhìn thấy những chiếc xe tải, xe balua chở gỗ, chặt cây rừng đổ về xuôi, nhìn đàn con cháu của cụ hàng ngày vào rừng lùng sục mây song bán cho mấy người chủ thầu với giá rẻ, cụ buồn bã thốt lên: “Mây song là sợi gân của rừng. Cây là xương sống của rừng…tụi bay chặt phá bừa bãi thế này, rừng nào sống nổi”.

Nhà bác học Yesin đã mất cách nay hơn nửa thế kỷ. Người già ở Nha Trang, Diên Khánh, Suối Dầu vẫn còn nhớ trong kí ức về đám ma của ”một ông Tây” – người ở xóm Bóng Nha Trang quen gọi ông bằng cái tên thân mật ông Tư, thầy Tư. Bất kỳ người bệnh nào ông đến khám chữa bệnh ông đều không lấy tiền. Ngày Yesin mất, quan tài ông có đôi ngựa kéo. Người đi bộ đưa tiễn linh cữu ông về suối Dầu chôn cất ông kéo dài vài cây số. Đã có biết bao nhiêu người Pháp đến sống, làm việc, lập nghiệp ở Việt Nam. Nhưng có lẽ Yesin là một trong số ít người được người dân địa phương lập miếu thờ, hương khói quanh năm. Tiếc rằng, Yesin đã không được nhìn thấy những con đường nhựa, những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên trên chính bãi cát Nha Trang nơi ngày xưa con tàu chiến chở ông đến với mảnh đất này, không được nhìn thấy những ngôi nhà xây, nhà tầng đang mọc lên trên vùng rừng núi hoang vu xưa kia. Và ông cũng không thể ngờ rằng con đường rừng ông và những người dân khai mở, chặt cây tìm lối, cả trăm năm trước là tiền đề cho con đường trải nhựa băng qua núi đồi, đèo dốc để lên với Đà Lạt hôm nay.

Và cả cụ Bẩy Xà A cũng đã khuất núi rồi. Cụ chằng còn sống được tới ngày nay để được chứng kiến sự đổi thay trong mỗi buôn làng. Thung lũng Giăng Ché, nơi có đồn binh Pháp, nơi hứng chịu hàng trăm quả pháo, nhiều năm trở thành căn cứ địa cách mạng của Khánh Hòa nay đã trở thành một thị trấn của một huyện với 13 xã, đều đã có điện lưới Quốc gia, đường nhựa chạy vào tới từng xã. Mỗi buổi tối, trong các ngôi nhà sàn, nhà xây của bà con dân tộc Rắc Lay, T’Rin, Êđê, Tày, Nùng…và các hộ người Kinh lên khai hoang đã sáng ánh điện. Một trăm mười chín ki lô mét đường dây điện hạ thế đã được những người thợ điện Khánh Hòa mở rừng, phạt núi để đưa điện về với các xã.

Khánh Vĩnh đất rộng, người thưa, đến năm 1984 mới được tách huyện, xấp xỉ sáu ngàn hộ dân với trên hai vạn nhân khẩu, chủ yếu là người đồng đồng báo các dân tộc. Trước đây, người dân chủ yếu phá rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, canh tác nông nghiệp lạc hậu, nhiều hộ dân rới vào cảnh thiếu đói, đứt bữa. Từ ngày đất nước đổi mới đến nay, kinh tế Khánh Hòa phát triển, đồng bào đã sống định canh, định cư, thực hiên chính sách giao đất, giao rừng, tiếp cận với các nguồn vồn ưu đãi của chính phủ, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đòi sống của người dân Khánh Vĩnh, Khánh Sơn đã khá. Nhiều hộ dân là đồng báo các dân tộc Rắc Lay đã biết trồng cây công nghiệp như cây cao su, hồ tiêu, mía…để thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhiều hộ đã trở nên khá giả. Từ nhiều năm trước ở các huyện miền núi Khánh Hòa tỉnh chủ chương xây nhà cho các hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, gia đình đồng bào các dân tộc, trong một lần tôi đến chơi nhà Cao Sung, một cán bộ của xã Khánh Nam, anh mới được nhận một căn nhà xây gạch, lợp ngói. Anh cười bảo tôi: “Đảng cho mình nhà, cái bụng rất vui, nhưng biết lấy gì bầy lên nhà mới”. Bây giờ nhiều hộ dân ở Khánh Vĩnh đã có tivi, tủ lạnh. Thị trấn Khánh Vĩnh đang chuyển động. Đường xã được mở mang. Trung tâm văn hóa thể thao được hình thành. Nhiều ngôi nhà tâng được mọc lên. Các quán café, khu chợ mọc lên sầm uất.

Suốt một buổi chiều tôi cùng với Tuyết, một cán bộ kì cựu của huyện Khánh Vĩnh, gắn bó với đồng bào dân tộc mấy chục năm nay, rong ruổi dọc ngang khắp huyện, ngược lên buôn Cầu Bà, Giăng Li, ra thác nước Giăng Bay, vào suối khoáng nước nóng, Những năm gần đây, tổng công ty Khánh Việt(Khatoco Khánh Hòa)đã biến nơi này thành khu du lịch sinh thái. Nhiều năm trước đã có lần tôi cùng với anh Năm Hoàng, Tường Anh, Cường đi khảo sát vào thăm Giăng Bay. Giăng Bay bây giờ đã có nơi vui chơi, có hồ nuôi cá sấu…có nơi đưa du khách tới tắm suối khoáng.

Đi trong rừng, lâu lâu tôi lại gặp một đàn ong bay à à trên đầu. Ong rừng, ong nhà cũng có bay đen đặc cả một vùng, rủ nhau đi lấy mật. Từ ngày đóng cửa rừng, giao đất cho dân, màu xanh đã trở lại với nhiều vùng đồi núi trọc. Các hộ dân và công nhân các lâm trường sông Giang, sông Khế đã trồng và khôi phục lại hàng trăm hecta rừng. Đứng ngay ở đầu con dốc đi vào thị trấn đã có thể nhìn thấy thấp thoáng những cánh rừng non trồng giáng hương đang hồi sinh, mọc xanh trên đồi. Mùa bão lũ qua đi, đất trời trở nắng ấm. Hoa cỏ của mùa xuân và hương thơm của rừng gỗ quí giáng hương đang gọi đàn ong trở về.

Đ.K.C

















































Bút ký của Đỗ Kim Cuông

Từ thung lũng Giăng Ché – trung tâm của huyện miền núi Khánh Vĩnh theo đường chim bay về đến Nha Trang dài chưa tới hai mươi ki lô mét. Đường trải nhựa bây giờ xe đi cũng chỉ hơn nửa giờ đồng hồ. Vậy mà trong hồi ký của mình, bác sỹ Yesin – một người gốc Pháp từng gắn bó cuộc đời mình cho sự nghiệp y học và thám hiểm những vùng đất mới ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, để rồi sau đó, ông đã chọn Nha Trang sống cho đến trọn đời, kể rằng: “Có một lần từ trại nuôi bò ngựa để chế Vắc xin của ông tại Suối Dầu – Diên Khánh, Yesin đã tổ chức một chuyến đi thám hiểm về phía Tây, lên cao nguyên Lăng Biăng ( Đà Lạt ngày nay). Để đi được tới thung lũng Giăng Li, Giăng Ché, ông và những người giúp việc đã phải xuyên rừng đi bộ mất bốn ngày đường. Trong những trang sách hiếm hoi, rất kiệm lời của mình – nhà bác học người Pháp đã mô tả đây là một vùng núi non hiểm trở xen kẽ với những thung lũng rất đẹp và thơ mộng.Rừng già đại ngàn, có những cây gỗ to tới mấy người ôm mới xuể, xen lẫn với những cánh rừng mọc đầy tre, lim, sến, táu, kền kền, giáng hương... Đường càng lên cao càng hiểm trở, nhưng lên đến độ cao ngàn thước, vào buổi trưa đất trời như mở rộng, thông xanh cao vút, tưởng như gặp lại các dãy núi ở tổng Vaud, Thụy Sĩ quê hương ông. Nhưng chiều xuống, sương mù giăng phủ. Trong các cánh rừng, vạt rãy của đồng bào, từng đàn hươu nai chạy băng qua những quả đồi tranh đang chìm trong sương. Dọc theo sông Gia Lô, Gia Tom nước xanh trong, lâu lâu lại gặp những thác đá. Vào mỗi buổi sáng, ở những bãi cát ven sông còn để lại những dấu chân cọp, chân voi to bằng miệng rá. Ẩn khuất sau những cánh rừng cây cao ngút ngàn là những nương rẫy của các tộc người Tơ rin, Rắc Lay, Ê đê lợp bằng lá gồi, lá mây giang dài cả chục thước…Còn những ngôi nhà sàn của người Rắc Lay nhỏ bé, nằm chênh vênh trên những sườn đồi. Nhiều ngôi nhà đơn sơ, mái lợp lá chuối rừng. Rẫy tàn, lá chuối lợp nhà chưa khô, người Rắc Lay lại bồng bế nhau đi tìm đất mới.

Theo những tư liệu có từ thời Pháp, vừng rừng núi miền tây Khánh Hòa, quanh các dãy núi Hòn Bà, Hòn Dù, Hòn Dữ là nơi có nhiều gỗ quí. Một trong những loại gỗ ấy là giáng hương. Ở đây giáng hương mọc thành rừng, gỗ chắc, vân lại đẹp, chuyên dùng làm đồ gỗ cao cấp. Những ông già bà cả người Rắc Lay, những cán bộ từng sống trong căn cứ kháng chiến chống Mỹ ở miền tây Khánh Hòa, vùng Hòn Dù, Hòn Dữ có những cánh rừng gỗ hương rộng hàng trăm hecsta. Vào mỗi kỳ giêng hai, xuân về, mai nở khắp rừng, mùi hoa của giáng hương tỏa thơm ngào ngạt. Từng đàn ong rừng bay về lấy mật.

Vậy mà chỉ ít năm sau ngày giải phóng, những cánh rừng gỗ hương có đường kính hàng mét liên tục bị đốn ngã. Đến một lúc gỗ giáng hương không còn nũa. Rừng tan, ong cũng bay đi. Những người đi khai thác của rừng phải tìm đến cây mây, cây song. Bây giờ là mặt hàng xuất khẩu có giá. Họ rủ nhau đổ xô vào rừng tìm trầm và chặt phá mây song. Mỗi năm một cây mây, cây song mọc dài không quá một thước. Loài mây, song sợ ánh nắng, ưa mát sống trong bóng rợp. Cây ăn ngang trên mặt đất. Đến một ngày cây mây, cây song ở rừng cũng hết. Đã có lúc sức rừng cạn kiệt. Cụ Bẩy Xà A một người du kích nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, một “A ma” của núi rừng miền tây Khánh Hòa, lúc còn sống tôi đã dịp ngồi hầu chuyện cụ. Bên bếp lửa, bên ché rượu cần, cụ kể. Cứ mỗi lần nhìn thấy những chiếc xe tải, xe balua chở gỗ, chặt cây rừng đổ về xuôi, nhìn đàn con cháu của cụ hàng ngày vào rừng lùng sục mây song bán cho mấy người chủ thầu với giá rẻ, cụ buồn bã thốt lên: “Mây song là sợi gân của rừng. Cây là xương sống của rừng…tụi bay chặt phá bừa bãi thế này, rừng nào sống nổi”.

Nhà bác học Yesin đã mất cách nay hơn nửa thế kỷ. Người già ở Nha Trang, Diên Khánh, Suối Dầu vẫn còn nhớ trong kí ức về đám ma của ”một ông Tây” – người ở xóm Bóng Nha Trang quen gọi ông bằng cái tên thân mật ông Tư, thầy Tư. Bất kỳ người bệnh nào ông đến khám chữa bệnh ông đều không lấy tiền. Ngày Yesin mất, quan tài ông có đôi ngựa kéo. Người đi bộ đưa tiễn linh cữu ông về suối Dầu chôn cất ông kéo dài vài cây số. Đã có biết bao nhiêu người Pháp đến sống, làm việc, lập nghiệp ở Việt Nam. Nhưng có lẽ Yesin là một trong số ít người được người dân địa phương lập miếu thờ, hương khói quanh năm. Tiếc rằng, Yesin đã không được nhìn thấy những con đường nhựa, những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên trên chính bãi cát Nha Trang nơi ngày xưa con tàu chiến chở ông đến với mảnh đất này, không được nhìn thấy những ngôi nhà xây, nhà tầng đang mọc lên trên vùng rừng núi hoang vu xưa kia. Và ông cũng không thể ngờ rằng con đường rừng ông và những người dân khai mở, chặt cây tìm lối, cả trăm năm trước là tiền đề cho con đường trải nhựa băng qua núi đồi, đèo dốc để lên với Đà Lạt hôm nay.

Và cả cụ Bẩy Xà A cũng đã khuất núi rồi. Cụ chằng còn sống được tới ngày nay để được chứng kiến sự đổi thay trong mỗi buôn làng. Thung lũng Giăng Ché, nơi có đồn binh Pháp, nơi hứng chịu hàng trăm quả pháo, nhiều năm trở thành căn cứ địa cách mạng của Khánh Hòa nay đã trở thành một thị trấn của một huyện với 13 xã, đều đã có điện lưới Quốc gia, đường nhựa chạy vào tới từng xã. Mỗi buổi tối, trong các ngôi nhà sàn, nhà xây của bà con dân tộc Rắc Lay, T’Rin, Êđê, Tày, Nùng…và các hộ người Kinh lên khai hoang đã sáng ánh điện. Một trăm mười chín ki lô mét đường dây điện hạ thế đã được những người thợ điện Khánh Hòa mở rừng, phạt núi để đưa điện về với các xã.

Khánh Vĩnh đất rộng, người thưa, đến năm 1984 mới được tách huyện, xấp xỉ sáu ngàn hộ dân với trên hai vạn nhân khẩu, chủ yếu là người đồng đồng báo các dân tộc. Trước đây, người dân chủ yếu phá rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, canh tác nông nghiệp lạc hậu, nhiều hộ dân rới vào cảnh thiếu đói, đứt bữa. Từ ngày đất nước đổi mới đến nay, kinh tế Khánh Hòa phát triển, đồng bào đã sống định canh, định cư, thực hiên chính sách giao đất, giao rừng, tiếp cận với các nguồn vồn ưu đãi của chính phủ, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đòi sống của người dân Khánh Vĩnh, Khánh Sơn đã khá. Nhiều hộ dân là đồng báo các dân tộc Rắc Lay đã biết trồng cây công nghiệp như cây cao su, hồ tiêu, mía…để thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhiều hộ đã trở nên khá giả. Từ nhiều năm trước ở các huyện miền núi Khánh Hòa tỉnh chủ chương xây nhà cho các hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, gia đình đồng bào các dân tộc, trong một lần tôi đến chơi nhà Cao Sung, một cán bộ của xã Khánh Nam, anh mới được nhận một căn nhà xây gạch, lợp ngói. Anh cười bảo tôi: “Đảng cho mình nhà, cái bụng rất vui, nhưng biết lấy gì bầy lên nhà mới”. Bây giờ nhiều hộ dân ở Khánh Vĩnh đã có tivi, tủ lạnh. Thị trấn Khánh Vĩnh đang chuyển động. Đường xã được mở mang. Trung tâm văn hóa thể thao được hình thành. Nhiều ngôi nhà tâng được mọc lên. Các quán café, khu chợ mọc lên sầm uất.

Suốt một buổi chiều tôi cùng với Tuyết, một cán bộ kì cựu của huyện Khánh Vĩnh, gắn bó với đồng bào dân tộc mấy chục năm nay, rong ruổi dọc ngang khắp huyện, ngược lên buôn Cầu Bà, Giăng Li, ra thác nước Giăng Bay, vào suối khoáng nước nóng, Những năm gần đây, tổng công ty Khánh Việt(Khatoco Khánh Hòa)đã biến nơi này thành khu du lịch sinh thái. Nhiều năm trước đã có lần tôi cùng với anh Năm Hoàng, Tường Anh, Cường đi khảo sát vào thăm Giăng Bay. Giăng Bay bây giờ đã có nơi vui chơi, có hồ nuôi cá sấu…có nơi đưa du khách tới tắm suối khoáng.

Đi trong rừng, lâu lâu tôi lại gặp một đàn ong bay à à trên đầu. Ong rừng, ong nhà cũng có bay đen đặc cả một vùng, rủ nhau đi lấy mật. Từ ngày đóng cửa rừng, giao đất cho dân, màu xanh đã trở lại với nhiều vùng đồi núi trọc. Các hộ dân và công nhân các lâm trường sông Giang, sông Khế đã trồng và khôi phục lại hàng trăm hecta rừng. Đứng ngay ở đầu con dốc đi vào thị trấn đã có thể nhìn thấy thấp thoáng những cánh rừng non trồng giáng hương đang hồi sinh, mọc xanh trên đồi. Mùa bão lũ qua đi, đất trời trở nắng ấm. Hoa cỏ của mùa xuân và hương thơm của rừng gỗ quí giáng hương đang gọi đàn ong trở về.

Đ.K.C


















Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất