Thứ Ba, 24/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Sáu, 9/12/2011 20:48'(GMT+7)

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử địa phương ở Mộc Châu

Hội thảo đã được nghe báo cáo tổng thuật kết quả biên soạn, giảng dạy thí điểm chương trình Lịch sử Đảng bộ địa phương ở bậc Trung học cơ sở; các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị, báo cáo tham luận của phòng giáo dục và đào tạo huyện Mộc Châu, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Mộc Châu, các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến trọng tâm, trọng điểm theo nội dung chương trình bài giảng thí điểm ở cấp THCS và các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị. Xem xét nội dung kết cấu các bài soạn để đảm bảo tính khoa học; tính chính xác, thống nhất của các sự kiện lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương; phù hợp với các quy định chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và đào tạo. Đồng thời đề xuất những kinh nghiệm, giải pháp, những ý tưởng trong thực hiện chương trình giảng dạy Lịch sử Đảng bộ của địa phương, của các đơn vị trường học ở cấp THCS và các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị.

Sau hơn 1 năm thực hiện Kế hoạch dự giờ giảng dạy thí điểm, Hội đồng huyện đã dự 7/9 tiết của 7/9 giáo viên các trường THCS, đánh giá chung 7 tiết cơ bản đạt yêu cầu. Đối với các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị, đã dự 5 tiết lớp Bồi dưỡng đối tượng Đảng, 5 tiết lớp Bồi dưỡng đảng viên mới, 10 tiết lớp Sơ cấp lý luận chính trị, kết quả các tiết học đạt yêu cầu đặt ra. Sau các tiết dự giờ, Hội đồng huyện đã cùng lãnh đạo các đơn vị trường học, giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy trao đổi, rút kinh nghiệm, nhận xét ưu, nhược điểm những nội dung bài giảng thí điểm, thời lượng chương trình giảng dạy, nhận thức của người học, người giảng...

Qua kết quả đạt được, ban chỉ đạo biên soạn, giảng dạy thí điểm, nhận thấy một số khó khăn khi triển khai chương trình, đó là:

Thời lượng dành cho lịch sử địa phương quá ít (đối với cấp THCS là 7 tiết; các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị là 15 tiết) trong khi nội dung biên soạn, tư liệu cần truyền đạt tới người học quá nhiều.

Một số nội dung, sự kiện, chưa phù hợp; các khái niệm, thuật ngữ lịch sử trừu tượng, khó hiểu đối với người học (nhất là các em học sinh đầu cấp học THCS).

Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, còn lúng túng trong việc soạn giảng chương trình, các mục, nội dung chưa gắn kết trong chỉnh thể của chương trình lịch sử một cách hệ thống, khoa học, hạn chế trong khâu tìm tư liệu nhất là ở trường ở vùng 2, vùng 3.

Từ thực tiễn trên, Hội đồng huyện đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp:

- Tập trung chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị hoàn chỉnh đề cương thống nhất bài soạn chương trình lịch sử địa phương đối với các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và cấp THCS.

- Thực hiện công tác giám sát việc giáo dục lịch sử cách mạng địa phương trong khối THCS và các lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị.

- Tiếp tục chỉ đạo Đảng uỷ xã Song Khủa biên soạn, đưa nội dung Lịch sử Đảng bộ xã vào chương trình giảng dạy và ngoại khóa của các đơn vị nhà trường đóng trên địa bàn xã.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin, báo cáo về công tác giảng dạy Lịch sử cách mạng địa phương về Ban Chỉ đạo huyện.

Qua hội thảo đã làm sáng tỏ những vấn đề có tính toàn diện, phản ánh đúng thực tiễn trong công tác biên soạn, giảng dạy chương trình Lịch sử Đảng bộ địa phương, những ưu điểm, hạn chế thiếu sót được phân tích, chỉnh sửa. Từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp, sát thực trong việc triển khai thực hiện đưa chương trình giảng dạy Lịch sử đảng bộ địa phương vào cấp THCS và các lớp Bồi dưỡng lý luận tại Đảng bộ huyện Mộc Châu./.

Hoàng Trọng Đại – Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất