Thứ Bảy, 28/9/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 5/6/2009 22:7'(GMT+7)

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh

Dự án luật khám chữa bệnh dự kiến nghiêm cấm cán bộ công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý điều hành các bệnh viện tư nhân. Trong ảnh: Khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ - TPHCM. Ảnh: N.HỮU

Dự án luật khám chữa bệnh dự kiến nghiêm cấm cán bộ công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý điều hành các bệnh viện tư nhân. Trong ảnh: Khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ - TPHCM. Ảnh: N.HỮU

Đa số các đại biểu đều nhất trí về tính cần thiết và nội dung cơ bản của Dự án Luật này với 8 chương và 81 điều; cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được ban hành sẽ góp phần tạo môi trường bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở KCB của Nhà nước với cơ sở KCB tư nhân, trên cơ sở đó đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Về tên gọi của Dự án Luật, cũng có ý kiến đề nghị đổi tên thành Luật hành nghề y vì Dự thảo luật quy định chủ yếu liên quan đến người hành nghề y, điều kiện hành nghề, cấp mới, thu hồi, gia hạn chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB.

Về cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế, các đại biểu Trần Kim Hồng (TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Hữu Tín (Bình Dương) nhất trí với quy định phải cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả cán bộ y tế công lập và tư nhân như trong Dự thảo Luật, bởi tác dụng chuẩn hóa các đối tượng hành nghề y.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tế tư nhân, không nhất thiết phải cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế làm việc tại các cơ sở KCB của Nhà nước vì trước khi được tuyển dụng vào các cơ sở KCB nhà nước những người này đều đã được kiểm tra trình độ về chuyên môn, y đức.

Hơn nữa, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho khoảng 250.000 cán bộ y tế trong điều kiện hiện nay của ngành y tế là không dễ thực hiện.

Về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, đại biểu Nguyễn Hữu Tín (Bình Dương) đề nghị bổ sung thêm điều kiện có chứng nhận đủ tiêu chuẩn về y đức.

Về việc cấp và đổi giấy phép hoạt động của các cơ sở KCB, một số ý kiến đề nghị không nên lấy tên là giấy phép hoạt động mà nên lấy tên là giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở KCB. Bởi, theo Luật doanh nghiệp, hoạt động của các cơ sở KCB là hoạt động có điều kiện, như vậy việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở KCB là phù hợp.

Điều 52 về cấp cứu, đại biểu Trịnh Thị Nga (Phú Yên) đề nghị cần nghiên cứu để bổ sung trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc cấp cứu người bệnh và trách nhiệm của thầy thuốc, cũng như người dân trong việc cấp cứu bệnh nhân ở ngoài cơ sở KCB.

Theo đại biểu Võ Minh Thức (Phú Yên) và một số đại biểu khác, các bệnh viện công đang được khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực phục vụ KCB, chia sẻ gánh nặng về KCB với nhà nước và cải thiện đời sống cán bộ y tế. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định pháp lý làm căn cứ xử lý hậu quả phát sinh về tranh chấp, quyền sở hữu tài sản giữa các bên tham gia xã hội hóa. Đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc bổ sung thêm một số quy định nguyên tắc về vấn đề này.

Điều về công chức, viên chức y tế hành nghề KCB tư nhân nhiều đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng cần tạo ra ranh giới pháp lý rõ ràng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân, tránh tình trạng lạm dụng các bệnh viện Nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân.

Về công nhận chất lượng đối với cơ sở KCB, một số ý kiến cho rằng, cần xem xét để bổ sung các quy định cụ thể về tiêu chuẩn quản lý chất lượng, quy trình công nhận chất lượng đối với cơ sở KCB và các điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận chất lượng đối với cơ sở KCB.

TG tổng hợp

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất