Thứ Năm, 28/11/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 28/9/2010 8:45'(GMT+7)

Tạo sự chuyển biến mạnh về công tác cán bộ nữ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều ý kiến nhấn mạnh một số giải pháp chính, đó là cần nâng cao và tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, nhất là trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác cán bộ nữ; làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ ở các lĩnh vực với cơ cấu, số lượng đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết số 11 –NQ/TW . Các đơn vị cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, có chỉ tiêu, có nhiệm vụ, biện pháp, thời gian hoàn thành, có định hướng để mọi người dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra.

Theo bà Hoàng Thị Thành ở quận Đống Đa, Hà Nội, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, phụ nữ đang đứng trước rất nhiều thách thức. Đội ngũ cán bộ nữ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ và phong trào phụ nữ. Để tạo nguồn cán bộ, bà Thành đề xuất cần đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ cống hiến và trưởng thành; phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong cấp uỷ, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục…Cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị về xây dựng kế hoạch đội ngũ cán bộ nữ của ngành mình, cấp mình và xem đó như là một trong những tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo quản lý.

Liên quan tới công tác cán bộ nữ ông Nguyễn Niên ở quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cần chú trọng đào tạo nghề, xoá mù chữ, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ. Tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; quan tâm đặc biệt đến phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..Trong tuyển chọn, ngoài các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện chung, phải chú ý hơn đến đặc điểm giới của cán bộ nữ, quan tâm tuyển dụng lao động có trình độ đại học, trên đại học, con em dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng…

Đồng tình với các ý trên trên, bà Nguyễn Thanh Thủy ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho rằng, các cấp, các ngành cần làm quyết liệt hơn một số khâu như: đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, sử dụng cán bộ, nhất là luân chuyển mạnh hơn nữa cán bộ nữ từ địa phương lên TW, từ khối Đảng đoàn thể sang lĩnh vực quản lý Nhà nước. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo để phụ nữ vẫn có thể vừa quán xuyến việc gia đình vừa nâng cao được trình độ, nghiên cứu....Bên cạnh đó, Hội LHPN vừa thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, vừa chủ động tham mưu, giới thiệu nguồn cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể để thực hiện quy hoạch, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, qua đó phát huy năng lực, trình độ, ý chí vươn lên của phụ nữ và góp phần thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác cán bộ nữ nói riêng và vấn đề bình đẳng giới nói chung.

Bà Thủy kiến nghị, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo điều kiện cho chị em được học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, đặc biệt là trình độ về lý luận chính trị; cần nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng của chị em, mạnh dạn, tin tưởng giao nhiệm vụ cho chị em, tạo điều kiện cho họ có cơ hội phấn đấu, thể hiện năng lực của mình. Trong công tác luân chuyển cán bộ, cần tạo điều kiện để chị em được hợp lý hóa ghia đình giúp chị em thuận lợi trong công việc gia đình, chăm sóc bố mẹ, nuôi dạy con cái, hoàn thành chức năng làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ../.


Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất