Đây là lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự sự kiện được tổ chức thường niên tại Lyon, nơi có trụ sở của gần 70 cơ quan lãnh sự và lãnh sự danh dự của các nước.
Việt Nam đề nghị IAEA tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển bền vững, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Sau hai năm trì hoãn vì đại dịch COVID-19, Đối thoại Shangri-La 2022 thường niên diễn ra dưới hình thức trực tiếp từ ngày 10 - 12/6/2022 tại khách sạn Shangri-La của Singapore. Được coi là thượng đỉnh an ninh của khu vực châu Á, Đối thoại Shangri-La 2022 thu hút sự tham gia của đông đảo quan chức chính phủ, các chuyên gia về an ninh quốc phòng để thảo luận về những thách thức an ninh đang nổi lên tại châu Á.
Ecuador nhận được 190 phiếu ủng hộ tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nhật Bản nhận được 184 phiếu, Malta có 185 phiếu, Mozambique có được 192 phiếu và Thụy Sĩ có 187 phiếu.
Các nước đánh giá Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Quỹ ASEAN năm 2021, hoan nghênh nỗ lực của Quỹ ASEAN trong tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về ASEAN.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể gây ra sự hỗn loạn trong xã hội và kinh tế trên toàn thế giới, theo đó làm trầm trọng thêm hậu quả của những cuộc khủng hoảng khác mà toàn cầu đang phải đối mặt gồm biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và sự bất bình đẳng.
Cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 7/6/2022 đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong 1 năm kể từ ngày 13/9 tới.
Các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cho rằng cần sớm mở cửa, nối lại các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư, ổn định kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy liên kết kinh tế...
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh cuộc khủng hoảng lương thực không thể được giải quyết một cách hiệu quả khi các loại phân bón và lương thực của Nga cũng như Ukraine không thể tiếp cận thị trường thế giới.
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò quan trọng của thỏa thuận ngừng bắn đối với việc giải quyết một số nhu cầu nhân đạo và kinh tế cấp bách nhất trước mắt để hỗ trợ dân Yemen vượt khó khăn.
Trong hơn hai thập niên qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành tổ chức hợp tác ngày càng có tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệu quả của các cơ chế do tổ chức này dẫn dắt đã khẳng định, tạo dựng vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Do vậy, các cường quốc đang ngày càng nhìn nhận tầm quan trọng của ASEAN trong chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng và nạn đói rình rập 20 triệu người dân khu vực Sừng châu Phi đã đặt “lục địa đen” trước những thách thức nhân đạo nghiêm trọng. Hội nghị cấp cao bất thường của Liên minh châu Phi (AU) về nhân đạo vừa qua kêu gọi các nước phải hành động ngay để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo tại châu lục này.
Cuộc chiến chống COVID-19 kéo dài hơn hai năm qua cho thấy thế giới vẫn còn nhiều “khoảng trống” cần được lấp đầy trong công tác chuẩn bị ứng phó các đại dịch. Trong bối cảnh đó, mới đây, các Bộ trưởng Y tế thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã thông qua hiệp ước nhằm đẩy mạnh hệ thống cảnh báo sớm đại dịch.
Quan chức Ấn Độ tái khẳng định quan điểm của Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác chủ chốt trong chính sách Hành động Hướng Đông và Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của New Delhi.
Tổng thống Putin nêu rõ "Nga sẵn sàng đóng góp giải quyết khủng hoảng lương thực bằng cách xuất khẩu ngũ cốc và phân bón, với điều kiện phương Tây dỡ bỏ các biện pháp hạn chế mang động cơ chính trị."