AFP đưa tin, theo Điện Kremlin ngày 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ban hành một đạo luật gây tranh cãi, theo đó cấm các tổ chức phi chính phủ (NGO) "không mong muốn" hoạt động tại nước này - động thái khiến các nhóm nhân quyền lên án.
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K Shanmugam vừa lên tiếng kêu gọi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò tích cực hơn trong việc xử lý vấn đề người tị nạn Rohingya, đồng thời cho rằng Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là một diễn đàn tốt để thực hiện nhiệm vụ này.
(TG) - Trong những ngày vừa qua, Cộng hòa Ma-kê-đô-nhi-a lại chìm đắm vào làn sóng biểu tình do các lực lượng đối lập tổ chức để phản đối và đòi chính phủ của đương kim Thủ tướng Ni-cô-la Gru-ep-xki (Nikola Gruevski) phải từ chức, tương tự như sự kiện Mai-đan ở U-crai-na đã từng dẫn tới cuộc đảo chính lật đổ chính thể của Tổng thống Y-a-nu-cô-vich năm 2012.
Ngày 23/5, Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc Đại lục Trương Trí Quân đã hội đàm với Chủ nhiệm Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan Hạ Lập Ngôn tại đảo Kim Môn, khu vực do Đài Bắc quản lý nằm ngay ngoài khơi thành phố Hạ Môn (Trung Quốc).
Theo hãng AFP, ngày 22/5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại thủ đô Vacsava (Ba Lan) vào 2 ngày 8-9/7/2016 trong bối cảnh liên minh quân sự này phải đối phó với những mối đe dọa từ Nga ở phía Đông và lực lượng thánh chiến ở phía Nam.
Ngày 22/5, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình tại Syria, cho rằng việc thành phố cổ Palmyra rơi vào tay nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng cho thấy chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang suy yếu.
Nhà đàm phán cấp cao của Iran Abbas Araghchi ngày 22/5 cho biết nước này và các cường quốc thế giới sẽ nối lại đàm phán hạt nhân tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 26/5 tới, nhằm phác thảo một thỏa ước cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran.
Theo Kyodo, ngày 22/5, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp như xúc tiến cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối quốc tế.
Theo hãng Kyodo, trong bài phát biểu trên truyền hình nhân kỷ niệm một năm ngày đảo chính, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã cam kết duy trì hòa bình và trật tự tại nước này để đảm bảo tương lai thịnh vượng.
(TG) - Xy-ri là một phần hợp thành đề án đường ống dẫn khí đốt đi qua nhiều nước Arab có chiều dài 1.200km, đường kính đường ống gần 1 m, có khả năng chuyển tải tối đa gần 10 tỷ m3. Hiện nay khí đốt của Ai Cập đang được cung cấp sang Xy-ri theo đường ống này. Sắp tới, mạng lưới đường ống dẫn khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ và Xy-ri sẽ kết nối với một đường ống khác đang được xây dựng dài 230 km. Như vậy, Xy-ri đóng vai trò trung tâm trên toàn bộ tuyến đường ống dẫn khí đốt đi qua các nước A-rập tới châu Âu trong tương lai.
Tình trạng người di cư bất hợp pháp tại Đông Nam Á; Hội thảo Quốc tế về biển Đông; khủng hoảng chính trị tại Macedonia… là những thông tin nổi bật về tình hình thế giới tuần qua.
Ngày 22/5, Hội nghị cấp cao giữa giới chức lãnh đạo Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 7 đã khai mạc tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima của Nhật Bản.
(TG) - Cuộc khủng hoảng chính trị đang sôi sục ở Ma-kê-đô-nhi-a lại kéo dài thêm danh mục các “điểm nóng” đã từng bùng phát liên tục kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc và đến nay vẫn chưa được hóa giải ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu xâu chuỗi các sự kiện đó, chúng ta có thể thấy chúng đều xoay quanh các trục cạnh tranh địa-chính trị ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn, trong đó nổi lên cuộc chiến tranh khí đốt-một loại năng lượng được ví là “vàng xanh” trong thế kỷ 21.
Theo Reuters, ngày 21/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ không có bất kỳ cuộc họp Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8) nào với Nga nếu Moskva không tuân thủ những giá trị chung cơ bản của chế độ dân chủ và nhà nước pháp quyền.