Thứ Bảy, 30/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 15/5/2011 20:51'(GMT+7)

Uy tín của văn nghệ sĩ

(Hình minh họa).

(Hình minh họa).

Có được như vậy, vì văn nghệ sĩ đã tạo dựng cho mình sự thống nhất giữa tài năng với năng lực tự điều chỉnh hành vi trước công chúng. Với văn nghệ sĩ lớn, tên tuổi của họ được ghi nhận từ tác phẩm, từ sự nghiệp sáng tạo, từ những biểu hiện mang tính chuẩn mực trong cuộc sống.

Những năm qua, văn học - nghệ thuật Việt Nam đã phát triển trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác trước, trong đó nổi lên xu hướng xã hội hóa văn hóa - nghệ thuật trong kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống truyền thông.

Với ý nghĩa tích cực của chúng, hai xu hướng trên vừa giúp văn nghệ sĩ đem tác phẩm đến với công chúng rộng rãi, được hưởng quyền lợi thích đáng từ lao động của mình, vừa cung cấp cho họ phương tiện quảng bá tác phẩm dưới nhiều hình thức phong phú. Tuy nhiên trong đời sống, nếu hai xu hướng trên không xuất phát từ nền tảng văn hóa, thì rất dễ nảy sinh các hiện tượng làm ảnh hưởng tới uy tín, ý nghĩa xã hội của văn học - nghệ thuật. Còn trong tư cách chủ thể sáng tạo, nếu văn nghệ sĩ không giải quyết tốt quan hệ giữa lợi ích và sự quảng bá, họ sẽ tự đánh mất uy tín của mình trước công chúng. Gần đây xuất hiện một số hiện tượng mà báo chí đã lên tiếng phê phán khá gay gắt. Ðó là khi một số văn nghệ sĩ cố tình nổi tiếng hoặc gây chú ý bằng cách đưa ra phát ngôn gây "sốc", công bố một số tấm ảnh hay bộ ảnh thiếu tính thẩm mỹ, viết sách có nội dung không lành mạnh, lợi dụng một số phương tiện truyền thông và diễn đàn trên in-tơ-nét để tự khoe khoang hoặc xúc phạm đồng nghiệp, có người còn nhân danh "nghệ thuật hiện đại" để trình diễn một số sản phẩm rất phản cảm... Các hiện tượng này không những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển văn học - nghệ thuật, mà còn ảnh hưởng tới uy tín, ý nghĩa xã hội của lĩnh vực này.

Từ bản chất xã hội và đặc trưng của quá trình sáng tạo - cảm thụ văn học - nghệ thuật, chúng ta có thể khẳng định, việc tác phẩm văn học - nghệ thuật được công chúng đón nhận, văn nghệ sĩ được công chúng hâm mộ, đều hình thành từ tài năng và phẩm cách văn hóa của mỗi người. Các hành vi nằm ngoài quy chiếu của hai tiêu chí trên đều không mang lại uy tín cho văn nghệ sĩ, mà ngược lại, còn làm tổn hại uy tín của chính họ. Trong cuộc sống hằng ngày, nhất là từ khi hệ thống truyền thông phát triển đa dạng và phong phú, hình ảnh của các văn nghệ sĩ thường khá nổi trội. Nhiều người được công chúng hâm mộ, một số người được bộ phận công chúng trẻ xem là 'thần tượng' để rồi học theo từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, đến phong cách sinh hoạt... Vì thế, nếu không quan tâm đến việc giữ gìn hình ảnh của mình, văn nghệ sĩ sẽ đánh mất sự tin cậy của công chúng, thậm chí trực tiếp góp phần làm nhiễu loạn thị hiếu nghệ thuật của xã hội./.

(Theo: Nguyễn Hoà/ND)   

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất