Sáng 25/7, khi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì các nghệ sĩ, nghệ nhân và chuyên gia Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật cùng thắp hương tưởng nhớ Nhà lãnh đạo Đảng cao nhất của Việt Nam và hoàn thành Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa. Việc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ để xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số đang ngày càng trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà văn hóa lớn, một nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư và của Đảng ta trong giai đoạn vừa qua đã từng bước đưa văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, là nền tảng để phát triển đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Tại New Delhi, Kỳ họp thứ 46 Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ ngày 21-31/7.
(TG)- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách song ngữ Việt - Anh “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” (Thousand Years of Viet Nam National Civilization). Việc xuất bản cuốn sách này góp phần tôn vinh nền văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính trọng về tư duy, kiến thức cũng như những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ, đảng viên cho rằng, những cuốn sách được xuất bản và ra mắt trong thời gian qua là những tổng kết lý luận chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ bản lĩnh, quan điểm, lập trường nhất quán, kiên định của Tổng Bí thư và tư duy tầm chiến lược, nhưng lại rất cụ thể của một nhà lý luận, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và dân tộc ta.
(TG) - Khi được biết thông tin rất đau buồn từ Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đã từ trần, tôi ngồi lặng đi, buồn thương, tiếc nuối, kính trọng, xa xót. Hình ảnh và tình cảm của đồng chí Tổng Bí thư yêu kính; của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhân hậu, quyết đoán ngày chưa xa; của đồng chí đảng viên Nguyễn Phú Trọng giản dị, chân tình, gần gũi; của anh Trọng - một đồng môn lớp trước rất đáng ngưỡng mộ và thân thương của chúng tôi, những cựu sinh viên ở khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội một thời gian khó (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) cứ hiện lên, tươi rói đến buốt nhói, buồn đau đến tái tê. Và, tự nhiên, mấy câu thơ trong bài thơ “Nhớ” của nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác cách đây tròn 70 năm, và 10 năm trước đó, năm 1944, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cất tiếng chào đời, đến rất nhanh trong tâm tưởng “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh/ Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây/ Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh/ Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây…/…Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt/ Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời/ Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực/ Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”.
(TG) - Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sức cảm hóa, lan tỏa sâu rộng, định hướng nhận thức, dẫn dắt hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Đại hội XIII của Đảng đề cập một cách sâu sắc, toàn diện mục tiêu, nội dung, biện pháp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung, văn hóa công sở nói riêng; trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Xây dựng văn hóa công sở cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là một nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong tình hình mới.
(TG) - Từ ngày 12-16/7, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội). Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.
Giữ gìn bản sắc văn hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, gắn liền với quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được kỳ vọng mang lại giá trị kinh tế to lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế sẽ khoét sâu mâu thuẫn với chiến lược xây dựng nền văn hóa dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo tham vấn Đề án Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Nghệ sĩ mặc trang phục nhạy cảm để biểu diễn là hiện tượng gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây. Một số trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, nhắc nhở về ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong sáng tạo và thực hành văn hóa nghệ thuật. Tình trạng này cho thấy cần phải đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc hơn đối với việc quản lý, giám sát các hoạt động biểu diễn để góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ.