Sau gần 30 năm kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1995 - 2024), xác lập quan hệ Đối tác toàn diện (ngày 25/7/2013), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục bước sang một giai đoạn lịch sử mới khi ngày 10/9/2023, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Trên cơ sở khuôn khổ quan hệ ở tầm cao mới, cơ hội hợp tác giữa hai nước ngày càng được phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và văn hóa được đánh giá là một trong những nhân tố đóng vai trò nền tảng, cầu nối bền chặt cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.
Vì sao phải đặt ra vấn đề này? Rõ ràng có những lí do cần phải giải mã. Công chúng ở thời nào cũng vậy, luôn luôn là đích đến của văn học, nghệ thuật. Xã hội nào, công chúng đó. Tuy nhiên, lại cần phải nói thêm rằng, trong xã hội, ở bất cứ giai đoạn nào, luôn luôn có sự phân hóa trong cộng đồng người đọc, người xem, hay gọi chung là công chúng - lực lượng thẩm định giá trị của tác phẩm văn học, nghệ thuật. Công chúng trong thời đại công nghệ số cũng mang những đặc điểm chung - riêng khác nhau.
Các hoạt động, sự kiện tôn vinh tiếng Việt với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú đã được tổ chức rộng khắp trong và ngoài nước; qua đó ghi nhận nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo nền móng vững chắc trong dạy, giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam - Lào núi sông liền một dải, hai dân tộc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhất là truyền thống giàu lòng nhân ái, bao dung. Trong đó, tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ mà còn là cầu nối giữa hai đất nước, hai nền văn hóa để lan tỏa, trao truyền các giá trị văn hóa nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan vĩ đại giữa hai nước Việt Nam - Lào.
(TG)-Chương trình “Sinh viên Thế hệ mới 2024” do Đài Truyền Hình Việt Nam VTV tổ chức với sự tài trợ của Herbalife Việt Nam
(TG) - Một trong những di sản ẩm thực đặc sắc của Việt Nam, không chỉ thể hiện sự tinh tế và phong phú của nền văn hóa ẩm thực, mà còn tỏa sáng trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, là PHỞ. Món ăn này, với sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu đơn giản và gia vị tinh tế, đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt.
(TG) - 150 tác phẩm ảnh xuất sắc phản ánh nhiều góc nhìn về ngành Điện lực, chuyển dịch năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh… đang được triển lãm tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).
Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã được khánh thành sáng 9/8/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam có cuộc trao đổi với báo chí về ý nghĩa của công trình.
(TG) - Kế thừa những thành tựu, bài học kinh nghiệm lãnh đạo văn hóa trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn luôn phát huy vai trò lãnh đạo để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
(TG) - Cùng với hai Di sản Văn hóa thế giới: Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, Quảng Nam vinh dự có thêm nghệ thuật Bài chòi là Di sản Văn hóa phi vật thể - Di sản thứ 12 của Việt Nam được UNESCO vinh danh vào năm 2017.
Sáng 25/7, khi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì các nghệ sĩ, nghệ nhân và chuyên gia Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật cùng thắp hương tưởng nhớ Nhà lãnh đạo Đảng cao nhất của Việt Nam và hoàn thành Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa. Việc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ để xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số đang ngày càng trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà văn hóa lớn, một nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư và của Đảng ta trong giai đoạn vừa qua đã từng bước đưa văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, là nền tảng để phát triển đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Tại New Delhi, Kỳ họp thứ 46 Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ ngày 21-31/7.