(TG)-Chiều ngày 26/6, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật Cuộc sống quanh ta 2024. Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
Theo lý luận mỹ học mác-xít, sự sáng tạo của văn nghệ sĩ muốn được thăng hoa cần hướng đến tinh thần nhân văn, tiến bộ, vì phẩm giá con người và vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Để làm được điều này, mỗi tác giả phải thực sự thấm nhuần lý tưởng và đạo đức cách mạng, biết thấu cảm, đồng điệu, tiếp nhận, chia sẻ và lan tỏa để truyền cảm hứng, tư tưởng tác phẩm của mình cho cộng đồng xã hội.
(TG) - Triển lãm không chỉ là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, mà còn hướng tới những mục tiêu nhân ái. Thông qua hoạt động bán tranh gây quỹ và quyên góp từ thiện, pArts sẽ trích một phần doanh thu để quyên góp cho Quỹ "Thiện Nhân và những người bạn" nhằm hỗ trợ chi phí điều trị và phẫu thuật cho các em nhỏ có hoàn cảnh đăc biệt.
(TG)- Ngày 18/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo "Tuyên truyền lối sống tốt đạo - đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc" lần thứ nhất năm 2024.
(TG) - Chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của báo chí truyền thông, từ hoạt động quản lý tòa soạn đến hoạt động tổ chức sản xuất các sản phẩm và phát hành. Một mô hình mới trong quản lý tòa soạn đã và đang dần hình thành trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số.
Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vai trò của các thiết chế văn hóa, đang ngày càng trở nên hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày một tốt hơn. Thực tiễn cho thấy việc đầu tư các nguồn lực để phát triển các thiết chế văn hóa đang là một yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tại Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi Vật thể, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng.
(TG) - Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán, kiên trì thực hiện việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế đồng bộ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nội dung của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tối 11/6, tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức khai mạc liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024.
(TG)- Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết 33-NQ/TW) và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa, văn nghệ của Đảng, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân Tây Ninh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đã được nâng lên, nhất là những nhiệm vụ mới xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
“Bởi vì mê tiếng hát em/ Anh tìm cô Tấm trong đêm hội chèo”, nhà thơ Dương Kỳ Anh đã viết như vậy khi được đến với đêm hội chèo xưa. Cái đêm hội hiếm hoi xuân thu nhị kỳ nơi làng quê nông thôn Việt Nam xưa, qua bao ngày tháng, vẫn chỉ là những sinh, đào, lão, mụ, hề... mà háo hức, rộn rã, ai ai cũng chờ đợi. Dẫu chẳng được sống trong không gian của những đêm hội chèo xưa ấy, nay xem chèo truyền thống giữa nhà hát hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà vẫn thấy yêu biết bao những nhân vật cũ.
Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
(TG) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ mới, an ninh phi truyền thống ngày càng được các quốc gia quan tâm hơn. Bài viết này góp phần nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản của an ninh văn hóa từ phương diện lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm đảm bảo tốt hơn an ninh văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
(TG) - Tấm gương nhà trí thức yêu nước Nguyễn Văn Tố sẽ luôn là biểu trưng cao đẹp của trí thức Việt Nam nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.
Đối với người Việt, lễ hội đã trở thành nét đẹp sinh hoạt văn hóa tiêu biểu từ ngàn đời. Nhưng gần đây, nhìn vào thực trạng tổ chức lễ hội, nhiều người không khỏi trăn trở, lo lắng. Một trong những vấn đề đáng bàn là tình trạng “bụt chùa nhà không thiêng”, thờ ơ với lễ hội truyền thống, nhưng lại sùng bái thái quá lễ hội ngoại nhập trong giới trẻ.