Thứ Bảy, 21/9/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Ba, 2/4/2019 9:38'(GMT+7)

Bảo đảm quyền lao động bình đẳng cho người khuyết tật

Công ước này quy định các quốc gia thành viên phải thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, quy định và tập quán hiện hành góp phần gây bất bình đẳng quyền lợi của người lao động khuyết tật. Công ước cũng đề ra các hoạt động và chính sách ở cấp quốc gia trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật (NKT).

Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động là NKT chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Thống kê của Ủy ban quốc gia về NKT cho thấy, đến đầu năm 2018, cả nước có khoảng tám triệu NKT từ năm tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số. Trong số NKT, 58% là phụ nữ, 42% là nam giới. Phần lớn NKT trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, công việc chủ yếu là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập thấp. Khoảng 40% NKT ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó, chỉ có 30% có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Ðiều đó có nghĩa, khoảng hai triệu NKT có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm.

Một nghiên cứu của ILO chỉ ra rằng, Việt Nam mất khoảng 3% GDP do không tận dụng NKT trong thị trường lao động. Chưa kể, việc tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật còn là không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển. Tạo cơ hội việc làm cho lao động khuyết tật, các doanh nghiệp, cá nhân và cả xã hội đều sẽ được hưởng lợi.

Hiện nay nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, như: Luật NKT năm 2010; Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm; Luật Xây dựng; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bảo hiểm y tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động… với nhiều quy định quan trọng liên quan việc phục hồi chức năng lao động, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với NKT. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc hỗ trợ tạo việc làm cho NKT gặp rất nhiều khó khăn, NKT vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ NKT sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là do họ tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định trong Luật NKT yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn, nhưng nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng lao động chưa sẵn sàng nhận NKT vào làm việc...

Việc gia nhập và thực hiện Công ước 159 sẽ là một bước tiến mới trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ NKT, góp phần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và thể chế của thị trường lao động theo hướng hiện đại, phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế trong thị trường lao động. Ðể thực hiện tốt mục tiêu này, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm cho NKT trong thời gian tới. Trong đó, cần có sự thay đổi nhận thức và cách tiếp cận quan trọng đối với NKT, phải nhìn nhận đối tượng NKT là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho NKT không phải là nhân đạo, từ thiện... mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng và bảo đảm quyền được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành chính sách quan tâm đến NKT, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ NKT học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc, hỗ trợ những NKT có ý tưởng mở cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT. Phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả...

Theo Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất