Thứ Bảy, 21/9/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Bảy, 5/8/2017 9:11'(GMT+7)

Bổ nhiệm cán bộ “nợ” tiêu chuẩn

Còn theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ công bố gần đây, ở tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn từ ngày 1-1-2014 đến 28-2-2017), có gần 20% số công chức lãnh đạo, quản lý (108 trong số 550 hồ sơ) khi bổ nhiệm không đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học... Cũng trong khoảng thời gian này, ở tỉnh Bến Tre, trong 243 hồ sơ bổ nhiệm, có 54 công chức lãnh đạo, quản lý “nợ” tiêu chuẩn về lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ.

Quy trình bổ nhiệm hiện hành được coi là rất chặt chẽ, qua nhiều bước. Theo quy định, phải quy hoạch đào tạo trước khi bổ nhiệm để cán bộ lãnh đạo, quản lý hoàn thiện kỹ năng. Do đó, những cán bộ lãnh đạo thiếu tiêu chuẩn vẫn được bổ nhiệm là sai nguyên tắc. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý “nợ” tiêu chuẩn vẫn xảy ra ở không ít địa phương, cơ quan, đơn vị khiến dư luận không khỏi hồ nghi về động cơ vụ lợi, cả nể hoặc có hành vi tiêu cực, chạy chọt.

Tiêu chí bổ nhiệm, đề bạt cán bộ hiện nay là khá rõ ràng, minh bạch, bởi thế việc cho cán bộ “nợ” tiêu chuẩn khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý là lạm quyền, làm nảy sinh hiện tượng bổ sung tiêu chuẩn bằng việc chạy chọt, sau khi bổ nhiệm lại phải cử cán bộ đi học để “hợp thức” hóa bằng cấp, hoàn chỉnh hồ sơ khiến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chắp vá.

Vừa qua, các bộ, ngành chức năng đã kiểm điểm một số cán bộ, cơ quan liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ “nợ” tiêu chuẩn, song vấn đề mấu chốt là cần hoàn thiện thể chế, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong từng khâu, nhất là chế tài xử lý khi để xảy ra tình trạng này.

Quang Đông/Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất