Thứ Ba, 24/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Bảy, 16/1/2010 17:58'(GMT+7)

Cả nước có gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Nhà nước đã thực hiện nhiều hình thức chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: gia đình nhận nuôi dưỡng, gia đình với bố mẹ nuôi mới (làng SOS, mô hình xã hội), nhận đỡ đầu, trợ cấp xã hội cho trẻ em sống tại cộng đồng và chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Hàng tháng, trên 90.500 trẻ em nhận được trợ cấp từ Nhà nước về kinh phí, y tế và giáo dục; 55,3% tổng số trẻ em mồ côi được cộng đồng và Nhà nước chăm sóc; hàng ngàn trẻ em đã được phẫu thuật sứt môi và hở vòm ếch, phẫu thuật mắt, tim bẩm sinh... Hệ thống dịch vụ phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ đang được điều chỉnh để đảm bảo cho trẻ em có cơ hội hoà nhập với cộng đồng một cách tốt nhất.
 
Thời gian tới, Nhà nước tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ tăng cường năng lực, điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, gia đình cũng như nhận con nuôi trong nước. Theo các chuyên gia, việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.

Ở Việt Nam hiện có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được phép cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Trong quá trình toàn cầu hóa, vấn đề nhận con nuôi nước ngoài đã đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Để hạn chế tối đa tình trạng buôn bán trẻ em vì mục đích con nuôi, ông Nguyễn Công Khanh, Phó Cục trưởng Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp cho biết, một trong những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Con nuôi trình Quốc hội vào tháng 5/2010 là đưa ra quy định nghiêm cấm và xử phạt đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến mục đích, ý nghĩa nhân đạo của việc nuôi con nuôi như: lợi dụng việc nuôi con để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em… Quá trình xây dựng và điều chỉnh về con nuôi, Việt Nam đi theo hướng tách bạch quyền nuôi dưỡng, quyền tiếp nhận viện trợ nhân đạo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và quyền cho con nuôi.

(Theo VnMedia)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất