(TG) - Với chủ đề “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”,
cuộc toạ đàm đề cập, bàn luận một nội dung quan trọng, góp phần bước
đầu tham gia giải quyết một số vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập và phát triển.
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với báo Nhân Dân thực hiện cuộc toạ đàm “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”. Tới dự có đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, đồng chí Hồng Vinh, Chủ tịch, Chủ tịch đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng đông đảo các vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà báo đã đến dự và đưa tin cho buổi toạ đàm.
Phát biểu tại buổi toạ đàm đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân dân cho rằng: Vào thời điểm các đảng bộ trong cả nước đang triển khai học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 9 Trung ương khoá XI: “Về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã nhận rõ tầm quan trọng của văn hoá, coi đó là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời với cách mạng chính trị và kinh tế trong toàn bộ quá trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đó là một đường lối nhất quán và ngày càng được hoàn thiện.
Đồng chí Thuận Hữu - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Bên cạnh những kết quả đạt được, nền văn học nghệ thuật Việt Nam chưa có nhiều tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao, có tác giả chạy theo thị hiếu thị trường, cho ra đời những tác phẩm chưa đạt giá trị thẩm mỹ. Nguyên nhân sâu xa là do “lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều mặt bất cập, lạc hậu, chưa theo kịp thực tiễn sáng tác”. Do vậy, “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn hóa Việt Nam” là nhiệm vụ quan trọng để góp phần khắc phục hạn chế này của lý luận văn hóa văn nghệ”.
Đồng chí Thuận Hữu - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định: Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Bên cạnh những kết quả đạt được, nền văn học nghệ thuật Việt Nam chưa có nhiều tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao, có tác giả chạy theo thị hiếu thị trường, cho ra đời những tác phẩm chưa đạt giá trị thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung tô đậm mặt đen tối, tiêu cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo, đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước. Nguyên nhân sâu xa là do “lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều mặt bất cập, lạc hậu, chưa theo kịp thực tiễn sáng tác”. Do vậy, “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn hóa Việt Nam” là nhiệm vụ quan trọng để góp phần khắc phục hạn chế này của lý luận văn hóa văn nghệ.
Tại buổi tọa đàm, Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: Để từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, chúng ta phải vận dụng quan điểm của Mác-Ăng ghen về văn học nghệ thuật ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hôm nay. Đó là phải đảm bảo tính giai cấp, tính dân tộc và tính hiện thực trong sáng tác tác phẩm nghệ thuật.
Đóng góp ý kiến về dự kiến những nội dung cơ bản của hệ thống lý luận văn học nghệ thuật, Giáo sư Đinh Xuân Dũng- Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đưa ra 7 yếu tố cần được làm sáng tỏ. Đó là bản chất, các thuộc tính và đặc trưng, chức năng của văn học nghệ thuật trong xã hội và con người hiện đại. Việc xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam cần chú ý đến quá trình sáng tạo tác phẩm với những biến đổi và hình thành nền công nghiệp văn hóa, thị trường, các trào lưu sáng tác và xu hướng tiếp nhận tác phẩm theo những nhận thức mới, những biến đổi sâu sắc của công chúng hiện đại. Đặc biệt hiện nay, sự biến đổi của công chúng hết sức phức tạp, cả mặt tích cực và tiêu cực rất đáng lo ngại. Những yêu cầu mới trong giáo dục thẩm mỹ cũng là đề tài chúng tôi quan tâm. Nếu không đặt vấn đề thẩm mỹ từ nhà trường, từ tuổi trẻ thì chúng ta sẽ có sự lệch lạc trong việc tiếp nhận trước sự tác động hết sức phức tạp của văn học nghệ thuật hiện nay.
Phát biểu tại buổi toạ đàm đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Trung ương nhất quán trong nhận định thực trạng lý luận văn nghệ. Nghị quyết của Đảng đồng thời khẳng định một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng để góp phần khắc phục hạn chế nhiều năm của lý luận văn hoá, văn nghệ. Đồng chí cho rằng lý luận văn nghệ sinh ra từ thực tiễn sáng tác, là người bạn đồng hành với nghệ thuật, góp phần tổng kết sáng tác; và đến lượt mình, lý luận văn nghệ lại là người điều chỉnh, định hướng cho sáng tác.
Cuộc toạ có ý nghĩa hết sức quan trọng, bước đầu góp phần làm sáng rõ nhận thức, thống nhất các giải pháp cần thiết. Đồng thời phân tích sâu sắc, lý giải thực trạng và đề xuất được những giải pháp thiết thực. Trên tinh thần đổi mới, nghiên cứu khoa học phải bám sát, am tường và tổng kết được những vấn đề của thực tiễn, đồng thời phải có giá trị định hướng; phải có tính ứng dụng cao và phải được sử dụng trong thực tiễn./.
Duy Phong