Những ngày tháng Giêng, Bí thư Đảng ủy phường rất bận rộn do công việc kiểm tra, giám sát hoạt động tâm linh, tín ngưỡng đầu năm ở cụm di tích ba ngôi đền nằm trên địa bàn.
GS Nguyễn Cảnh Toàn sinh ngày 28-9-1926 ở vùng quê có truyền thống hiếu học, thuộc xã Đông Sơn, huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An), là người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp khoa học và giáo dục.
Không chỉ ở trong phạm vi cúng giỗ ở gia đình và đền chùa, tục đốt vàng mã, xe ngựa còn lan sang các cơ quan nhà nước, trở thành hoạt động không thể thiếu của các công ty xây dựng cầu đường và các công trình trong các buổi lễ động thổ, khởi công.
Mấy ngày nay, dư luận xôn xao hết việc 5 cán bộ, nhân viên thuộc Phòng Quản lý hồ sơ, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đi lễ đền Mẫu tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) trong giờ hành chính, lại đến việc Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cùng một số viên chức và người lao động của Trung tâm đi lễ đầu năm trong giờ làm việc.
Đầu Xuân, đất nước đã chứng kiến nhiều cái mới, nhiều tin mừng trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong đó, có hàng loạt quyết định ứng dụng tin học, điện tử trong quản lý xã hội, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính và tạo những tiện ích cho người dân.
(TG) - Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09/2/1907 - 09/2/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang có bài viết “Tổng Bí thư Trường Chinh - Nhà lý luận xuất sắc, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhân cách lớn của Cách mạng Việt Nam.” TCTG trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
(TG)- 81 tuổi đời, 63 năm hoạt động cách mạng tận tâm, kiên cường, đồng chí Trường Chinh là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhân cách văn hóa lớn đã nêu một tấm gương sáng về sự phấn đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp chính trị hòa quyện trong một nhà văn hóa lớn Trường Chinh với những dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng cùng nhiều bài học quý về đức độ, tâm hồn trong sánh và nhân cách cao đẹp của người cộng sản là một tấm gương sáng để mỗi người soi vào và học tập.
Bên cạnh phong trào trồng cây gây rừng, cũng cần lắm một phong trào giữ rừng. Hậu quả của việc tàn phá rừng, đến giờ, chúng ta vẫn chưa thể khắc phục được. Rất nhiều loài gỗ quý gần như đã tuyệt chủng. Một phần không nhỏ cây gỗ lớn đã bị đốn hạ để phục vụ nhu cầu của con người.
Trong tiết trời se se của mùa xuân, những sắc đỏ, vàng tươi thắm của hoa đào, hoa mai báo hiệu một mùa lễ hội Xuân rộn ràng trên khắp cả nước. Tiếp nối những "điểm cộng" đã đạt được trong công tác quản lý lễ hội năm 2016, mùa lễ hội năm nay cũng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, vào cuộc quyết liệt, hứa hẹn một mùa lễ hội Xuân an toàn, văn minh.
Lễ hội chính là sản phẩm của một nền văn hóa dân gian đa dạng, mà văn hóa thì vốn có tính tiếp biến, không bao giờ ngừng thay đổi. Việc đưa lễ hội về nguyên gốc nguyên thủy của nó khó khả thi, nhưng không có nghĩa là không có phương cách để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó.
(TG)-Gần chín thập niên qua, Đảng ta chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó cũng là thời gian dài Đảng ta dày công rèn luyện để xứng đáng với vai trò người lãnh đạo cách mạng.
(TG)-Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản số 3211-CV/VPTW về việc công bố Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Theo phong tục xưa của người Việt, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân sang, người người lại nô nức cùng nhau đi "xin" chữ. Các ông đồ được dịp thể hiện những nét chữ mềm mại, uyên thâm, chuyển tải những thông điệp tốt đẹp trên thiệp vàng, giấy đỏ.
(TG) - Mùa Xuân, mùa của tin yêu, hy vọng, của chồi non, lộc mới, của hội tụ, sinh thành, tiếp biến. Thắp lửa động lực trên chặng đường phát triển, chúng ta vững bước vào năm mới Đinh Dậu với niềm tin đong đầy, với quyết tâm mới và khí thế mới!
Truyền thống, đạo lý “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”... đã trở thành nét đẹp văn hóa sáng ngời của dân tộc ta.