Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Năm, 18/9/2008 15:42'(GMT+7)

Đừng để Nhà văn hóa cộng đồng bị “bỏ hoang”

Nhà VH cộng đồng buôn Đrăng Phôk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk hầu như lúc nào cũng trong tình trạng đóng cửa

Nhà VH cộng đồng buôn Đrăng Phôk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk hầu như lúc nào cũng trong tình trạng đóng cửa

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk, đến hết năm 2007, đã có 430 buôn làng trong tổng số 534 buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước đầu tư xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2008, 104 buôn còn lại sẽ được đầu tư xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng, hoàn thành mục tiêu: “Tất cả các buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số có Nhà văn hóa cộng đồng”.

Trên thực tế, thời gian qua, hầu hết các dân tộc thiểu số đều bị mai một dần bản sắc văn hóa do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, mục đích của việc xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng tại các buôn làng là để tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, hội hè; tổ chức các lớp học nghề như đan lát, dệt thổ cẩm, học đánh chiêng, cùng nhiều hoạt động văn hóa bổ ích, lành mạnh khác nhằm khôi phục và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của mỗi buôn làng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của HĐND tỉnh Đăk Lăk thì đã có ít nhất 350 nhà trong tình trạng bỏ không, hoặc thi thoảng mới được sử dụng vào vài cuộc hội họp trong buôn. Nhiều Nhà văn hóa không được sử dụng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí và làm xót ruột người dân ở đây.

Nói về vấn đề này, ông Y Chơ Rim, Trưởng thôn Đrăngphốc, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn cho biết: “Hầu hết các Nhà văn hóa cộng đồng này thiết kế không giống nguyên mẫu Nhà văn hóa cộng đồng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk, do chủ đầu tư khoán trắng cho đơn vị thi công mà không tham khảo ý kiến của nhân dân. Đến khi công trình hoàn thành họ cũng không thực hiện theo đúng phong tục của đồng bào như làm lễ cúng vào nhà mới... Thế nên khi được bàn giao nhà, mỗi khi có dịp hội hè, bà con đều “ái ngại” đến sinh hoạt vì cho rằng, ngôi nhà này không phải của buôn mình, sợ vào sinh hoạt ở nhà này sẽ bị "Yàng bắt tội”. Cũng theo ông Y Chơ Rim, sau khi bàn giao, các công trình này đều ở trong tình trạng 5 không: không điện, không nước, không khu vệ sinh, không hệ thống âm thanh, không có các vật dụng văn hóa truyền thống như cồng chiêng, ghế K’pan, và không có... kinh phí hoạt động. Tất cả những bất cập đó đã gây ra tình trạng người dân thì “đói văn hóa”, mà Nhà văn hóa thì bỏ không, thậm chí chưa một lần qua sử dụng, gây lãng phí hàng tỷ đồng.../.
 (Theo Báo Biên phòng)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất