Thứ Ba, 24/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Ba, 14/6/2011 16:8'(GMT+7)

GS-TSKH Tô Ngọc Thanh: Ta đang biến di sản thành tài sản

Một buổi diễn của CLB Ca trù Thăng Long

Một buổi diễn của CLB Ca trù Thăng Long

 

Tuy nhiên, do phải chờ thông tư nên việc xét tặng 2 danh hiệu nói trên cho các nghệ nhân dân gian không thực hiện được vào dịp Quốc khánh 2.9 tới. Điều đáng nói là trong số 300 nghệ nhân dân gian mà Cục Di sản tổng hợp được thì hầu hết đều đã ở tuổi “gần đất, xa trời”.

Trong khi đó, Hội Văn nghệ dân gian VN theo tinh thần pháp lý điều lệ của hội, từ năm 2002 đến nay đã thông qua quy chế và phong tặng danh hiệu NNND và NNƯT cho gần 200 nghệ nhân dân gian. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS-TSKH Tô Ngọc Thanh –Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, là người có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và khơi nguồn phát triển “báu vật nhân văn sống”.

Thưa GS, trong suốt thời gian dài của lịch sử  người ta chỉ phong tặng di sản văn hóa TG cho các đối tượng vật thể, mãi gần đây những di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) mới được tôn vinh, GS có thể nói về bước ngoặt trong nhận thức mới này?

- Cuộc họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 25 (1989) đã đánh dấu bước tiến mới của UNESCO. Tôi dự phiên họp này. Tại đây, nhiều nước, đặc biệt là các nước da màu lên tiếng phản đối sự áp đặt của các nước Châu Âu gọi vật chất tinh thần là không đúng. Họ cho rằng mọi thứ đều xuất phát từ tinh thần và mang ý nghĩa tinh thần. Yếu tố tinh thần là một dạng tồn tại của sáng tạo. Do vậy văn hóa (nói một cách nôm na) có dạng chạm vào được và có dạng không, mà sau đó VN ta đã chuyển sang ngôn ngữ của mình một cách khá sát nghĩa đó là “Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”. Và nhằm để bù đắp cho những sai lầm trong quá khứ, ngay tại kỳ họp đó, UNESCO đã phát động một thập niên văn hóa để khuyến nghị các nước thành viên tổng điều tra mỗi quốc gia còn bao nhiêu giá trị VHPVT? Việc điều tra phải cụ thể, từ việc các đối tượng VHPVT ở đâu? Tình trạng như thế nào? Có thể khôi phục được không? cho tới chính sách đối với nó sẽ như thế nào? Và theo tinh thần đó, VN cũng thực hiện tổng điều tra về VHPVT. Từ năm 1992, Hội Văn nghệ dân gian VN cũng đã đề nghị Ban Thi đua khen thưởng T.Ư phong danh hiệu cho các nghệ nhân dân gian, theo tiêu chí như phong danh hiệu cho các nhà giáo, bác sĩ...

 Cuộc tổng điều tra các giá trị VHPVT ở nước ta mà ông tham gia cho ông nhận thức gì mới? Từ thực tế nào, ông đưa ra lời kêu gọi, gọi họ là “báu vật nhân văn sống”?

- VHPVT bản chất nằm trong trí nhớ con người và chuyển giao bằng truyền nghề, truyền ngón, truyền miệng (phi văn bản). Chính nghệ nhân đóng vai trò đó. Quy tụ trong một nghệ nhân là kết quả sáng tạo của cả một cộng đồng, trong cả một chiều dài lịch sử. Nghệ nhân còn sáng tạo, bổ sung thêm những giá trị họ đang nắm giữ. Họ có đủ năng lực truyền dạy cho lớp trẻ giữ gìn truyền thống văn hóa... Họ “báu vật nhân văn sống” là bởi vậy!

 Được biết song song với việc tổng điều  tra nói trên, thì Hội Văn nghệ dân gian cũng đã cứu được 182 di sản đang trên bờ vực của sự mai một, GS có thể kể về việc đó?

- Chúng tôi làm theo đường lối quần chúng của Bác Hồ, cách “lấy dân làm gốc”. Điệu hát dô ở khu vực thờ Thánh Tản Viên, khi chúng tôi tổng kiểm tra chỉ còn một nghệ nhân hát được đã 94 tuổi. Chúng tôi ban đầu chọn 10 cụ bà để cụ nghệ nhân 94 tuổi truyền nghề. Thời kỳ này chúng tôi cấp kinh phí cho các cụ, mỗi buổi học hát được một khoản thù lao, các cụ phấn khởi lắm bởi vừa được đi hát lại còn được tiền. Hơn một năm sau, nghệ nhân 94 tuổi mất, lúc đó chúng tôi đã có 10 cụ bà thạo điệu hát dô. Sau đó chúng tôi lại chọn một tốp các cháu 13-15 tuổi cho 10 cụ truyền nghề và lúc này các cháu phải bình chọn mới được vào đội hát. Ngay cả trang phục cho các cháu cũng do gia đình tự nguyện chuẩn bị, coi đây là một vinh dự.

Một tin rất vui là trong kho tư liệu của Hội VNDG hiện có một tài sản rất lớn đó là 5.000 bản thảo công trình văn hóa, trong số này 2.000 công trình giá trị nhất  đã được chọn để xuất bản bằng khoản kinh phí rất lớn của Nhà nước, GS có thể nói rõ thêm?

- Đúng là như vậy, cũng từ quá trình tổng điều tra mà chúng tôi có được 5.000 công trình văn hóa giá trị đó. Chúng tôi sẽ xuất bản 2.000 công trình mỗi công trình ít nhất 300 trang, có bản tóm tắt bằng tiếng Anh. Các công trình sẽ được phát không cho các thư viện, trung tâm văn hóa... trên toàn quốc để nhiều người dân có thể tiếp cận. Chúng tôi cũng đưa tóm tắt bằng tiếng Anh lên website. Về điều này, tôi nói với anh em trong hội rằng “ Chúng ta đang biến di sản thành tài sản!”.

- Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo Lao Động

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất